Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ hơn 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk: Bộ Nội vụ nói gì?

(DS&PL) -

Bộ Nội vụ đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk khẩn trương kiểm tra, rà soát, báo cáo về nội dung sự việc và các giải pháp xử lý.

Bộ Nội vụ đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk khẩn trương kiểm tra, rà soát, báo cáo về nội dung sự việc và các giải pháp xử lý.

Thông tin về vụ hơn 500 giáo viên mất việc làm tại huyện Krông Pắc, theo quan điểm của bộ Nội vụ, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh có thể bổ sung biên chế, nhưng phải quản lý chặt chẽ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.

Theo VOV, tại họp báo thường kỳ chiều 25/3, Chánh văn phòng bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Thành đã thông tin về việc hàng trăm giáo viên đứng trước nguy cơ mất việc làm tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, bộ Nội vụ đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk khẩn trương kiểm tra, rà soát, báo cáo về nội dung sự việc và các giải pháp xử lý.

Ngày 15/3, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo về tình hình liên quan đến hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu biên chế được giao tại đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc UBND huyện Krông Pắc. Qua rà soát, UBND huyện Krông Pắc xác định trong 578 trường hợp hợp đồng lao động, có 370 trường hợp đủ điều kiện để nộp hồ sơ đăng ký tuyển dụng, 208 trường hợp không đủ điều kiện nộp hồ sơ.

Theo phương án tuyển dụng viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc UBND huyện Krông Pắc năm 2017, UBND huyện Krông Pắc thực hiện việc chấm dứt hợp đồng theo quy định. Như vậy, nội dung thông tin phản ánh của báo chí liên quan đến việc một số giáo viên hợp đồng tại huyện Krông Pắc sắp mất việc là đúng.

Ông Nguyễn Tiến Thành. Ảnh Vietnamnet. 

Để giải quyết vấn đề trước mắt nhằm ổn định tình hình, UBND tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu UBND huyện Krông Pắc tạm dừng việc thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động giáo viên ngoài chỉ tiêu tuyển dụng năm 2017, ông Nguyễn Tiến Thành cho biết.   

Theo Bnews, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu UBND huyện Krông Pắc rà soát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động; báo cáo, đề xuất cụ thể với UBND tỉnh giải quyết căn cơ các vấn đề, trong đó, nghiên cứu việc xét tuyển bổ sung đối với các giáo viên đã có hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu biên chế nhưng không còn vị trí việc làm để tuyển dụng. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh chủ động hỗ trợ huyện Krông Pắc trong xử lý vụ việc.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk, UBND huyện Krông Pắc đã tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp không đủ điều kiện nộp hồ sơ dự tuyển và không có vị trí tuyển dụng. UBND tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục đôn đốc UBND huyện Krông Pắc và các sở, ngành liên quan khẩn trương rà soát và đề xuất UBND tỉnh xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án tối ưu nhất để giải quyết các vấn đề hợp đồng giáo viên ngoài chỉ tiêu biên chế của huyện Krông Pắc.

Theo quan điểm của bộ Nội vụ, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh có thể bổ sung biên chế, nhưng phải quản lý chặt chẽ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.

Đối với nội dung báo chí nêu là phát hiện có dấu hiệu tiêu cực để có suất dạy hợp đồng tại các trường trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, kiểm tra, điều tra, nếu có xử lý theo quy định của pháp luật, ông Nguyễn Tiến Thành cho hay.

Về đề xuất của sở Nội vụ Đắk Lắk cho phép các viên chức không đủ điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí tuyển dụng được tham gia dự tuyển viên chức, Vụ trưởng vụ Công chức, viên chức Trương Hải Long cho biết, tỉnh chưa có đề xuất cụ thể về vấn đề này. Tỉnh đang chỉ đạo các cơ quan, đề nghị các ngành chia sẻ với huyện Krông Pắc khi sắp xếp, giải quyết số hợp đồng trên.

                                                                                               Đào Vũ (Tổng hợp)/Nguoiduatin

Tin nổi bật