Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ giết người chấn động Việt Nam và khúc sông oan nghiệt

(DS&PL) -

Vì lời khai man của kẻ sát nhân mà các chiến sĩ đã phải lặn ngụp gần 60 giờ để tìm khẩu súng, tang vật vụ án để rồi 2 chiến sĩ đã mãi mãi ra đi.

Vì lời khai man của kẻ sát nhân mà các chiến sĩ đã phải lặn ngụp gần 60 giờ để tìm khẩu súng, tang vật vụ án để rồi 2 chiến sĩ đã mãi mãi ra đi.

Nguyễn Thanh Tân (SN 1942, quê tỉnh Hậu Giang) là kẻ cầm đầu băng nhóm chuyên bắt cóc tống tiền, giết người tại Sài Gòn những năm sau giải phóng.

Ngày 26/11/1977, Nguyễn Thanh Tân và đồng bọn đã gây ra vụ bắt cóc con trai nghệ sĩ Kim Cương (cháu Tô Rô, 3 tuổi) đòi tiền chuộc là 20 lượng vàng. Sau nhiều ngày theo dõi, cháu Tô Rô đã được bọn chúng thả nhưng tung tích nhóm bắt cóc thì không thấy đâu.

Hơn một năm sau, băng nhóm Nguyễn Thanh Tân lại gây ra vụ bắt cóc con trai bác sĩ Lã Hỷ, một bác sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ.

Trong chuỗi vụ án bắt cóc tống tiền mà Nguyễn Thanh Tân và đồng bọn nhắm vào các gia đình nghệ sĩ, thì vụ vợ chồng nghệ sĩ cải lương Thanh Nga bị sát hại được cho là tàn bạo nhất...

Năm 1977 là thời điểm sân khấu cải lương đang phát triển, nữ nghệ sĩ Thanh Nga (SN 1942 tại Tây Ninh, con gái của bà bầu Nguyễn Thị Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga) đang là ngôi sao sáng trên sân khấu cải lương TP.HCM và cả nước.

Vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga. (Ảnh tư liệu)

Cái chết của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga chỉ 30 phút sau khi kết thúc vở diễn nổi tiếng "Thái hậu Dương Vân Nga" đã gây chấn động không chỉ trong giới nghệ sĩ mà còn trong nhiều người hâm mộ lúc bấy giờ.

Lúc 23h30 ngày 26/11/1978, sau khi kết thúc tốt đẹp vai diễn "Thái hậu Dương Vân Nga" ở rạp Thủ Đô, nghệ sĩ Thanh Nga đã được chồng lái xe đưa về.

Trước đó, Tân đã ngồi bàn với đàn em là Nguyễn Văn Đức lên kế hoạch bắt cóc con nghệ sĩ Thanh Nga, bé Phạm Duy Hà Linh (Cúc Cu, 5 tuổi) để đòi tiền chuộc nên bọn chúng bám theo xe của nghệ sĩ về nhà.

Khi ôtô vào gara, Tân rút súng ngắn đã lên đạn lao vào bên trong. Cận vệ của nghệ sĩ Thanh Nga vừa mở cửa xe, Tân đạp ngã anh này rồi trườn vào bên trong bắt bé Cúc Cu.

Đôi bên giằng co, nghệ sĩ Thanh Nga năn nỉ tên tội phạm không được nên đã cắn vào tay kẻ cầm súng để cứu con trai nhưng tiếng súng chát chúa vang lên, nữ nghệ sĩ ôm ngực đổ gục xuống băng ghế.

Lúc này chồng nghệ sĩ Thanh Nga lao đến cứu vợ cũng bị trúng đạn rồi tử vong sau đó còn các tên tội phạm thì bỏ trốn khỏi hiện trường.

Viên đạn trúng ngực trái đã cướp đi sinh mệnh của nghệ sĩ tài hoa tuổi 36 được xác định là từ khẩu súng P38.

Quá trình lần theo dấu vết tội phạm đang dở dang thì 3 tháng sau tiếp tục xảy ra vụ bắt cóc con trai bác sĩ Lã Hỷ. Từ đây, manh mối của cả 3 vụ án dần hé mở.

Lần theo những manh mối của vụ bắt cóc con trai bác sĩ Lã Hỷ, đến 0h ngày 9/4/1979, đại úy Hai Thành cùng nhiều trinh sát "cày" nát con hẻm trên đường Nguyễn Biểu, quận 5, nơi có căn nhà mà Tân đang trốn rồi khống chế hắn ngay tại giường ngủ.

Trong các bản cung, với bản chất lì lợm và gian ác, trước sau Tân đều khai đã vứt khẩu súng xuống sông Sài Gòn trong lúc chạy trốn qua đoạn cầu Bình Lợi.

Cảnh sát xác định muốn buộc tội giết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga cho Tân thì phải tìm cho ra khẩu súng P.38 mà hắn khai đã vứt dưới sông.

Xem video:

Khởi tố sát thủ giết người hàng loạt

60 giờ lặn tìm tang vật dưới dòng sông đen

Hơn 10 chiến sĩ cứu hộ cứu nạn của Phòng Cảnh sát PCCC đã khẩn trương nhận lệnh đến cầu Bình Lợi tìm bằng được tang vật vụ án.

Trời tháng 5, nước sông Sài Gòn chảy xiết, các chiến sĩ cứu nạn đã thay phiên nhau ngụp lặn dưới dòng sông sâu, có đoạn tới 30m, cái đói, cái rét đến buốt óc.

Trên trang Vnexpress đưa tin: "Tổ cứu hộ lặn cả ngày lẫn đêm suốt 2 ngày 10-12/5/1979 vẫn không có kết quả. Sang ngày thứ ba, tổ xác định, nếu không tìm được khẩu P38 sẽ báo cáo cơ quan điều tra không tìm thấy tang vật như lời khai hung thủ".

Khoảng 13h ngày 12/5, ở ca lặn cuối cùng, hai chiến sĩ Nguyễn Văn Bảy và Võ Quang Hà ôm dây bảo hiểm trầm mình xuống sông ngay phía chân cầu Bình Lợi nhưng 10 phút sau chưa thấy ngoi lên.

Nhiều người ở trên bờ hồi hộp theo dõi nhưng vẫn không hề thấy dấu hiệu của hai chiến sĩ. Nghi có chuyện chẳng lành nên chiến sĩ Nguyễn Ngọc Tốt đã nhấc dây bảo hiểm thì thấy nhẹ tênh.

Đột nhiên ở độ sâu 30 mét, một tiếng nổ lớn vang lên, dòng sông như sôi sục. Choáng váng vì sức ép, cả hai chiến sĩ đã buông bình hơi… Thi thể anh Hà nổi lên mặt nước, còn anh Bảy mất tích, đến khuya mới tìm thấy bị kẹt ở chân cầu Bình Lợi.

Sau gần 60 giờ ngụp lặn tìm khẩu súng giết chết nghệ sĩ Thanh Nga, lực lượng cứu hộ TP HCM không những không có kết quả mà còn mãi mãi mất đi 2 đồng đội.

Vụ án sau đó đã khép lại khi những lời khai ban đầu của Tân vứt súng xuống cầu Bình Lợi là giả dối. Hung thủ đánh lừa cơ quan điều tra hòng thoát tội sát hại nghệ sĩ Thanh Nga. Ban Chuyên án sau đó đã thu được khẩu P38 ngay dưới hầm cầu nhà em của Tân.

Sau này hung thủ giết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga khai ý định ban đầu là bắt cóc cháu Cúc Cu nhưng bị 2 nạn nhân chống cự nên đã nổ súng sát hại dã man.

Cuối năm 1979, Nguyễn Thanh Tân và đồng phạm đã lĩnh án tử sau 2 phiên tòa dưới sự đồng tình của dư luận.

Theo trí thức trẻ

Tin nổi bật