Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018: Giám đốc Sở GD-ĐT phải đứng ra xin lỗi

(DS&PL) -

Liên quan đến vụ gian lận điểm thi gây ồn ào dư luận những ngày qua, GS.TSKH Phạm Tất Dong cho rằng, đã là người đứng đầu thì không thể vô can, đứng ngoài cuộc.

Liên quan đến vụ gian lận điểm thi gây ồn ào dư luận những ngày qua, GS.TSKH Phạm Tất Dong cho rằng, đã là người đứng đầu thì không thể vô can, đứng ngoài cuộc.

Vụ bê bối gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 bị phát hiện khiến dư luận vẫn không ngớt bàn tán, bày tỏ sự bức xúc. Dư luận mong chờ sự xử lý nghiêm minh những người đã nâng điểm và cả những người đi mua điểm. Tuy nhiên, với những người lãnh đạo, đứng đầu Bộ, Sở ngành thì cho đến nay dư luận vẫn đặt ra nhiều dấu hỏi, nhất là trách nhiệm của họ ở đâu khi để sự việc xảy ra ở tỉnh mình mà coi như không liên quan đến mình?

5 thí sinh Hoà Bình được nâng điểm đỗ ĐH Kinh tế Quốc dân.

Trước vấn đề đang nhận được sự quan tâm của dư luận, ngày 22/4 PV báo điện tử Người Đưa Tin đã lắng nghe phân tích từ GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

“Nếu như nói giám đốc sở GD&ĐT không có liên quan gì đến vụ gian lận điểm thi, vô can thì không được. Về nguyên tắc quản lý, nếu trong đơn vị có sự việc thì người đứng đầu cũng có liên đới trách nhiệm chứ không thể nói “tôi lãnh đạo đơn vị này, nhưng tôi không có liên quan gì, cái đó là do nhân viên làm như vậy là không được”, GS.TSKH Phạm Tất Dong nói.

Ông Phạm Tất Dong nhấn mạnh: “Về nguyên tắc lãnh đạo, do vậy đứng trước vụ việc này, ít nhất giám đốc sở GD&ĐT của địa phương có thí sinh gian lận điểm thi phải đứng ra xin lỗi nhân dân, còn nói không có việc gì, không liên quan đến mình thì không ai nghe được”.

GS.TSKH Phạm Tất Dong cho rằng Giám đốc sở GD&ĐT có thí sinh gian lận điểm thi phải đứng ra xin lỗi.

Phân tích thêm về trách nhiệm của người đứng đầu, GS.TSKH Phạm Tất Dong đưa ví dụ: “Giả dụ như con cái nhà mình ăn trộm bị bắt được, hay đánh nhau thì bố mẹ là người thường đứng ra nhận lỗi “con hư tôi xin lỗi, tôi sẽ giáo dục con…”, còn người đứng đầu mà nói mặc kệ như vậy là không được. Cho nên, về mặt đạo lý, lãnh đạo không nên thờ ơ, đứng ngoài mà người lãnh đạo cần phải thấy đây là trách nhiệm của mình. Như vậy, người dân mới tin lãnh đạo nghiêm túc, tôi cho rằng đứng ra xin lỗi chẳng có vấn đề gì, còn không xin lỗi mới là điều đáng nói, văn hoá ứng xử là vậy”.

Từ những chia sẻ trên, GS.TSKH Phạm Tất Dong cho rằng, người đứng đầu sở GD&ĐT các tỉnh có thí sinh gian lận điểm thi phải đứng ra xin lỗi trước, còn mức độ của sự việc đến đâu thì các cơ quan quản lý sẽ có hướng giải quyết tiếp. Như vậy, người dân mới thấy những nhà lãnh đạo là nhiệt tâm, có trách nhiệm.

Bên cạnh đó, cũng trong danh sách thí sinh gian lận điểm thi chủ yếu có thí sinh trong các trường cảnh sát, an ninh. Những trường này có cơ chế đặc thù cho sinh viên khi ra trường. Như vậy, có công bằng với những thí sinh khác? Và cần phải có cơ chế như thế nào?

Nói về điều này, GS.TSKH Phạm Tất Dong cho biết: “Nếu không phát hiện ra gian lận thi cử mà vẫn cứ để các thí sinh học như vậy thì quả thật không công bằng. Vì thế, nếu như có biểu hiện gian lận trong thi cử phải kỷ luật, cơ chế là phải kỷ luật đủ sức răn đe như vậy mới không xảy ra những sự việc tương tự”.

Bộ trưởng bộ GD&ĐT cần phải xin lỗi trước Quốc hội

Trong khi đó, bàn về vấn đề này, GS.VS Lương Ngọc Huỳnh nhấn mạnh: “Tất cả những trường hợp bố mẹ làm quan chức mà mua điểm cho con, cần làm rõ: Một là nêu tên, tuổi, địa chỉ, nhà ở, chức vụ, quyền hạn ở cơ quan nào nên công khai danh tính trước nhân dân để nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát. Hai là, ngay lập tức Chính phủ cần có ý kiến chỉ đạo cách chức toàn bộ những người tham gia vào việc chạy điểm trên toàn quốc, đồng thời tôi cho rằng Bộ trưởng bộ GD&ĐT cần phải xin lỗi Quốc hội, xin lỗi nhân dân chứ không thể để mất lòng tin của nhân dân”.

Thanh Lam

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật