Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ dân hoang mang vì mỏ vàng “đè” đất lúa: Cần thiết phải thu hồi giấy phép

(DS&PL) -

Việc dự án được cấp phép khai thác trên một phần rừng đặc dụng thì cần phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính Phủ theo quy định của pháp luật.

Theo nhận định của luật sư, việc dự án được cấp phép khai thác trên một phần rừng đặc dụng thì cần phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính Phủ theo quy định của pháp luật.

Công ty khoáng sản Thăng Long được cấp phép khai thác mỏ vàng Thần Sa. 

Liên quan đến dự án đầu tư khai thác mỏ vàng sa khoáng khu vực Khắc Kiệm (Thái Nguyên) của Công ty khoáng sản Thăng Long, trao đổi với PV báo Đời Sống & Pháp Luật, luật sư Diệp Năng Bình, đoàn luật sư TP.Hà Nội cho hay, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.

Theo đó, không xuất khẩu quặng đồng, không cấp phép mới khai thác vàng sa khoáng. Thăm dò, khai thác đối với mỏ vàng gốc theo hướng gắn với chế biến sâu, sử dụng công nghệ hiện đại, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Địa phương có trách nhiệm bảo vệ các mỏ vàng, đồng chưa khai thác. Đối với các mỏ đang khai thác, nếu không bảo đảm hiệu quả và yêu cầu về môi trường thì phải có phương án kiên quyết đóng cửa mỏ.

Hơn nữa, tại Điều 5 của Luật khoáng sản thì địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm như: Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật; Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật; Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan; Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.

Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan.

Như vậy, việc khai thác mỏ vàng sa khoáng khu vực Khắc Kiệm của Công ty khoáng sản Thăng Long đã không tuân theo các quy định của pháp luật, không quan tâm đến đời sống và tư liệu sản xuất của bà con nơi đây.

Liên quan đến việc dự án được cấp phép khai thác trên một phần rừng đặc dụng thì cần phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính Phủ, luật sư Bình nhận định rằng, theo quy định, khi giấy phép hết hạn thì việc khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực.

Bên cạnh đó tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ đối với toàn bộ hoặc một phần diện tích khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây: Đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng. Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản. 

Đồng thời, theo quy định tại Điều 58 Luật đất đai năm 2013 thì đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây: Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Như vậy có thể thấy trong trường hợp này phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng.

Bênh cạnh đó, theo nhận định của luật sư Diệp Năng Bình, căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật khoáng sản thì bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp quy định của UBND cấp tỉnh.

UBND cấp tỉnh cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản.

Như vậy, trong trường hợp này có thể thấy dự án này không được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, xâm phạm đất lúa của người dân… do đó cần thiết phải thu hồi giấy phép và đóng của mỏ.

PV

Tin nổi bật