Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ đại gia thủy sản ôm 80 tỷ "mất tích": Phong tỏa tài sản công ty

(DS&PL) -

TAND tỉnh An Giang vừa quyết định tạm thời phong tỏa tài khoản của Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An

TAND tỉnh An Giang vừa quyết định tạm thời phong tỏa tài khoản của Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An

Liên quan đến việc vợ chồng đại gia thủy sản ôm 80 tỷ đồng rồi trốn biệt tăm, tin tức đăng tải trên báo VietnamNet cho hay, ngày 22/2, TAND tỉnh An Giang vừa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản của Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco, An Giang) mở tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chính nhánh An Giang. Quyết định cũng áp dụng phong tỏa tài sản của công ty này.

Trước đó, Ngân hàng NNPTNT (Agribank), do ông Bùi Thanh Quang – Giám đốc Agribank An Giang đại diện theo ủy quyền đã có đơn khởi kiện công ty Thuận An và được TAND tỉnh An Giang thụ lý vụ án “tranh chấp hợp đồng tín dụng”.

Theo đơn khởi kiện, Agribank An Giang yêu cầu, công ty Thuận An phải thanh toán ngay số tiền nợ vay đối với Agribank An Giang tính đến ngày 29/12/2016 là trên 492 tỉ đồng, trong đó, nợ gốc là hơn 488 tỉ đồng.

Tài sản Công ty Thuận An đã bị phong toả - Ảnh: báo VietnamNet

Agribank An Giang đề nghị phát mãi toàn bộ tài sản đảm bảo của công ty Thuận An theo các hợp đồng thế chấp để thu hồi nợ cho Agribank An Giang. Trường hợp số tiền thu được sau khi phát mãi tài sản không đủ để trả nợ, thì công ty Thuận An phải tiếp tục trả số nợ còn thiếu cho ngân hàng. Quyết định phong tỏa giao toàn bộ tài sản kê biên của công ty Thuận An cho Agribank quản lý để đảm bảo quá trình giải quyết vụ án và thi hành án.

Đến thời điểm này, Agribank An Giang là cơ quan đầu tiên kiện công ty Thuận An ra tòa để đòi nợ, ngoài ra, các hộ dân nuôi cá ngoài dự án liên kết cũng đã kiện công ty này.

Như báo Dân Việt đã thông tin trước đó, năm 2014, UBND tỉnh An Giang có quyết định phê duyệt cho vay thí điểm dự án chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến trên địa bàn tỉnh An Giang. Theo đó, mô hình này có sự liên kết giữa nhiều hộ dân ở An Giang, Công ty Thuận An và phía ngân hàng cho vay.

Nguyên tắc của chuỗi liên kết là ngân hàng giải ngân theo hóa đơn mua thức ăn nuôi cá của hộ dân. Sau thời gian nuôi, hộ dân phải bán cá vào Công ty Thuận An và công ty này có trách nhiệm trả vốn vay mua thức ăn trực tiếp cho phía ngân hàng, trả số tiền còn lại cho các hộ dân sau khi trừ tiền mua thức ăn trên.

Đến ngày 17/11/2016, người dân nhận được thông tin lãnh đạo Công ty Thuận An đi công tác không trở về, có dấu hiệu bỏ trốn nên gửi đơn kêu cứu khẩn cấp đến nhiều nơi vì phía công ty không thực hiện trả vốn vay mua thức ăn cho phía ngân hàng (khoảng 80 tỷ đồng của 9 hộ dân), trả số tiền còn lại cho các hộ dân sau khi trừ tiền mua thức ăn cho cá như thỏa thuận…

(Tổng hợp)

Tin nổi bật