Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ cướp ngân hàng ở Tiền Giang: Nguyên tắc ứng phó khi gặp đối tượng có vũ khí

(DS&PL) -

Theo chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu, các ngân hàng phải tập huấn kỹ cho nhân viên ứng phó với các tình huống xảy ra, đặc biệt là khi gặp cướp có vũ khí.

Theo chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu, các ngân hàng phải tập huấn kỹ cho nhân viên ứng phó với các tình huống xảy ra, đặc biệt là khi gặp cướp có vũ khí.

Thời gian qua, liên tiếp các vụ cướp ngân hàng táo tợn đã xảy ra. Gần đây nhất là vụ cướp xảy ra tại ngân hàng TMCP Công Thương (Viettinbank) nằm trên Quốc lộ 1, qua địa bàn xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, cuối giờ chiều 13/9, một đối tượng đội mũ và bịt kín mặt, cầm vật giống súng, đe dọa bảo vệ và nhân viên ngân hàng, cướp đi số tiền lớn.

Dư luận đang quan tâm việc cần có những biện pháp như thế nào để bảo vệ các ngân hàng trước nguy cơ những vụ cướp manh động có thể xảy ra?

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học - Bộ Công an cho rằng: “Ngân hàng là nơi chứa khối tài sản rất lớn nên các băng nhóm tội phạm thường quan tâm, hướng tới.

Đặc biệt, lượng người ra vào giao dịch rất đông, chính vì vậy đây là điều kiện rất thuận lợi để cho các đối tượng tiếp cận, thăm dò. Đối tượng có thể đóng giả khách hàng để vào khảo sát, nắm tình hình về công tác bảo vệ, tìm hiểu đường đi lối lại, quy luật làm việc của các nhân viên ngân hàng… trước khi gây án”.

Đối tượng dùng vật giống súng để đe dọa bảo vệ và các nhân viên trong vụ cướp ngân hàng ở Tiền Giang chiều 13/9 (ảnh cắt từ clip). 

Trung tá Đào Trung Hiếu phân tích: “Thời gian vừa qua có hàng loạt vụ cướp ngân hàng đã xảy ra, có thể thấy các đối tượng gây án đã khai thác triệt để sơ hở, thiếu sót, lỏng lẻo trong công tác bảo vệ của các ngân hàng.

Trước hết, đây là ý thức cảnh giác của lãnh đạo cũng như nhân viên bảo vệ ngân hàng còn hạn chế. Từ sự thiếu cảnh giác nên việc triển khai các biện pháp để phòng ngừa hiện tượng tội phạm xảy ra tại các điểm giao dịch của hệ thống ngân hàng mình chưa đưa đáp ứng được yêu cầu.

Bằng chứng là sự lỏng lẻo trong công tác bảo vệ. Chúng ta có thể thấy ở nhiều địa điểm chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch… có lực lượng bảo vệ rất mỏng, chỉ khoảng 1 - 2 người. Thậm chí, nhân viên bảo vệ cũng rất cao tuổi, chỉ có thể trông xe, chứ còn để tấn công tội phạm, bảo vệ các nhân viên hoặc khách hàng khi có vụ cướp ngân hàng xảy ra thì gần như họ không có khả năng đó.

Ngoài ra, việc trang bị công cụ hỗ trợ giúp cho lực lượng bảo vệ làm nhiệm vụ cũng không được đáp ứng. Có nơi, bảo vệ chỉ mặc mỗi đồng phục, không có công cụ gì giúp họ có thể đương đầu khi vụ cướp xảy ra.

Đặc biệt, nhiều nhân viên ngân hàng và bảo vệ ngân hàng rất thiếu kỹ năng, phương án ứng xử khi đối diện với kẻ cướp.

Cuối cùng là do các ngân hàng thiếu sự kết hợp với những đơn vị đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương”.

Để tăng cường bảo vệ an ninh trật tự tại các ngân hàng, theo vị chuyên gia tội phạm học: “Các ngân hàng cần đề cao cảnh giác để phòng ngừa các vụ cướp xảy ra. Muốn như vậy thì phải tập huấn kỹ cho các nhân viên có thể ứng phó với các tình huống xảy ra. Trang bị hệ thống camera đẻ ghi hình lại toàn bộ hoạt động của ngân hàng, giả sử sau khi vụ cướp xảy ra có thể giúp cơ quan điều tra truy xét, tìm đối tượng để thu hồi tài sản.

Ngoài ra, ngân hàng phải có hệ thống biệt lập ngăn cách giữa bộ phận giao dịch và nhân viên thu ngân. Cần có đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp, có thể thuê của các công ty vệ sĩ.

Khi gặp đối tượng cướp có vũ khí thì giải pháp tốt nhất là chấp hành yêu cầu của đối tượng, chứ không nên chống lại. Tuy nhiên, nếu ngân hàng kích hoạt chuông báo động, hệ thống camera thì hoàn toàn có thể ghi hình đối tượng, giúp cho việc truy xét để thu lại tài sản sau khi vụ án xảy ra”.

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật