Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ cô dâu bị trộm vàng ngay trong đám cưới: "Nữ quái" 29 tuổi khai gì?

(DS&PL) -

"nữ quái" 29 tuổi khai nhận nhân lúc gia đình cô dâu lo tổ chức đám cưới bên ngoài đã lẻn vào phòng dùng dao cạy tủ lấy 1 vòng kiềng, 1 lắc tay và 3 chiếc nhẫn bằng vàng.

Tại cơ quan công an, "nữ quái" 29 tuổi khai nhận nhân lúc gia đình cô dâu lo tổ chức đám cưới bên ngoài đã lẻn vào phòng dùng dao cạy tủ lấy 1 vòng kiềng, 1 lắc tay và 3 chiếc nhẫn bằng vàng.

"Nữ quái" 19 tuổi trộm vàng cưới của cô dâu tại cơ quan công an. Ảnh: Giao Thông 

Liên quan đến vụ cô dâu bị trộm vàng ngay trong ngày cưới ở Quảng Ninh, ngày 25/1, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Đông Triều cho biết đang tạm giữ nghi phạm Nguyễn Thị Oanh (29 tuổi, người địa phương) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Danh tính nạn nhân được xác định là Đ.T.T.H. (29 tuổi, người địa phương).

Bước đầu, tại cơ quan công an, Oanh khai là bạn của cô dâu và được mời đến dự đám cưới. Trong khi gia đình chị H. lo tổ chức tiệc cưới ở bên ngoài, Oanh lẻn vào phòng dùng dao cạy tủ lấy 1 vòng kiềng, 1 lắc tay và 3 chiếc nhẫn bằng vàng.

Thực hiện "trót lọt" phi vụ, Oanh giữ lại 2 chiếc nhẫn, số còn lại đem bán được 40 triệu đồng. Đồng thời, để tránh bị phát hiện, Oanh vẫn thản nhiên quay lại nhà cô dâu dự tiệc cưới bình thường như không có chuyện gì xảy ra.

Trước đó, tối 22/1, công an nhận được tin báo của gia đình chị Đ.T.T.H. về việc trong lúc tổ chức đám cưới bị kẻ gian đột nhập vào nhà lấy trộm nhiều tài sản bằng vàng.

Công an trích xuất camera an ninh các cửa hàng vàng tại địa phương và nghi vấn Oanh chính là thủ phạm của vụ cướp.

Biết bị bại lộ, người phụ nữ đến đồn công an đầu thú.

Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật