Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ chùa Bồ Đề: "Đừng quy chụp mua bán trẻ với buôn bán nội tạng"

(DS&PL) -

(ĐSPL) – "Bản chất của vụ mua bán trẻ em này chỉ là đáp ứng nhu cầu nuôi con của một phụ nữ vô sinh chứ không phải buôn bán nội tạng như báo chí quy chụp", Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nói về cụ mua bán trẻ em chùa Bồ Đề.

(ĐSPL) – "Bản chất của vụ buôn bán trẻ em này chỉ là đáp ứng nhu cầu nuôi con của một phụ nữ vô sinh chứ không phải buôn bán nội tạng như báo chí quy chụp", Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nói về cụ mua bán trẻ em chùa Bồ Đề.

Trong cuộc họp báo thông báo kết quả thanh tra chùa Bồ Đề, hàng trăm câu hỏi đã được các phóng viên báo chí đưa ra nhưng dường như câu trả lời vẫn chưa được đáp ứng.

Toàn cảnh họp báo thông báo kết quả thanh tra chùa Bồ Đề.

Chiều 19/8, tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, rất đông phóng viên từ các cơ quan báo chí đã có mặt từ sớm để theo dõi thông tin vụ công bố kết quả thanh tra chính thức chùa Bồ Đề (Long Biên – Hà Nội).

Ngay sau khi cơ quan chức năng công bố kết quả thanh tra, dường như chưa làm rõ được tất cả các nghi vấn trong vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề nên hàng chục phóng viên của các cơ quan báo chí đã đưa ra rất nhiều câu hỏi nhằm làm rõ việc này.

Trong việc xác minh danh tính 11 cháu bé theo đơn đề nghị điều tra của nhóm thiện nguyện EB, rất nhiều thắc mắc đưa ra về việc liệu Công an quận Long Biên đã đi kiểm tra tận nơi hay chưa? Có chụp ảnh không? Xác định tên tuổi, địa chỉ chưa? Có đảm bảo các bé đang được sống và nuôi dưỡng trong môi trường an lành hay đã bị bán đi?

Trước những thắc mắc đó, ông Phan Đăng Long – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, trong tay các cơ quan điều tra đã có danh sách cụ thể của 11 cháu bé nghi bị mất tích, kèm theo đó là địa chỉ cụ thể và các số điện thoại liên lạc của các gia đình đang nuôi các bé.

“Tuy nhiên, vì cuộc sống của các bé hiện nay đã ổn định và gia đình các bé cũng không muốn nêu tên tuổi của các cháu trên báo chí, sợ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các cháu sau này nên chúng tôi không tiện cung cấp cụ thể. Nhưng chúng tôi đảm bảo về tính chính xác của bản danh sách này".

Trước nghi vấn có hay không một đường dây buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề? Đã có cơ sở khẳng định cháu Cù Nguyên Công đã mất hay vẫn đang tồn tại?, ông Nguyễn Duy Ngọc – Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội khẳng định rằng, cho đến thời điểm hiện tại chưa có cơ sở kết luận việc này liên quan đến đường dây mua bán trẻ em.

Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội khẳng định bé Cù Nguyên Công đã qua đời.

“Còn về trường hợp của cháu bé Cù Nguyên Công, thì theo điều tra của chúng tôi, hiện cháu bé đã qua đời. Cháu bị bệnh và qua đời tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hồ sở tại bệnh viện vẫn còn lưu giữ” – Đại tá Ngọc cho biết.

Liên quan đến việc mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề, nhiều người cũng đặt câu hỏi lớn về trách nhiệm của UBND phường Bồ Đề và UBND quận Long Biên, bởi trong bao nhiêu năm như thế, chùa Bồ Đề không có đủ điều kiện tiếp nhận nuôi trẻ cơ nhỡ mà vẫn công khai hoạt động. Và nếu không có báo chí lên tiếng thì liệu có thể phát hiện ra thiếu sót của chính quyền địa phương hay không? Cụ thể, trách nhiệm của phường Bồ Đề và quận Long Biên như thế nào?

Trước vấn đề này, ông Đỗ Mạnh Hải - Chủ tịch UBND quận Long Biên nhấn mạnh, chùa Bồ Đề nuôi trẻ bỏ rơi với mục đích từ thiện, đối với những trường hợp trẻ bị bỏ rơi hoặc người già không nơi nương tựa, thì nhà chùa chỉ mở lòng từ bị và nhận nuôi. Nhà chùa chỉ tiếp nhận chứ không có bất kì hành vi kinh doanh gì.

Chủ tịch UBND quận Long Biên cho rằng chùa Bồ Đề nuôi trẻ với mục đích từ thiện, không có bất kì hành vi kinh doanh gì.

“Về trách nhiệm của chính quyền địa phương, khi có nghị định 68 của Chính phủ thì UBND quận cũng tiến hành kiểm tra. Do số lượng người cần giúp đỡ đến chùa ngày càng đông, đáng ra chính quyền địa phương phải có văn bản hướng dẫn nhà chùa đưa các đối tượng này vào các trung tâm bảo trợ xã hội, nhưng do việc hướng nhà chùa chưa triệt để nên chúng tôi xin tiếp thu, chúng tôi sẽ làm việc với các sở ban ngành sau” – Chủ tịch UBND quận Long Biên cho hay.

Rất nhiều người cũng đặt câu hỏi, nếu ni sư Thích Đàm Lan không liên quan đến việc mua bán trẻ em, thì trách nhiệm của người quản lý chùa ở đâu trong trường hợp này? Và nếu khẳng định chưa có căn cứ chứng minh sư trụ trì chùa Bồ Đề liên quan đến việc mua bán trẻ em, thì quá trình điều tra của cơ quan công an đã kết thúc chưa hay vẫn tiếp tục điều tra? 

Lý giải thắc mắc này, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội Nguyễn Duy Ngọc khẳng định: “Cho đến thời điểm hiện tại, ni sư Thích Đàm Lan – trụ trì chùa Bồ Đề chưa có dấu hiệu phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng chúng tôi vẫn chưa kết luận điều tra, vẫn tiếp tục điều tra làm rõ".

Đại tá Nguyễn Duy Ngọc cũng cho biết: "Đối với các trường hợp chúng tôi xác minh, chúng tôi đã cử công an điều tra và công an quận Long Biên đi điều tra. Về kết quả, ai liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm. Không ai làm vô trách nhiệm cả".

Về kế hoạch đưa tất cả các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề sang các Trung tâm bảo trợ xã hội, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết: “Qua chuyện này, thành phố, địa phương cũng thấy rõ trách nhiệm. Thành phố đã giao sở LĐ-TB-XH nghiên cứu 3 Trung tâm có khả năng đón 180 người bao gồm trẻ em, người già khuyết tật. Bên cạnh đó các cơ sở cũng kiến nghị tăng thêm nguồn lực, biên chế khi tiếp nhận.

Ông Long cũng cho biết thêm, có rất nhiều trường hợp muốn được ở lại chùa, tuy nhiên thuộc thẩm quyền quyết định UBND TP. Nếu để chùa Bồ Đề tiếp tục nuôi trẻ thì chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tăng cường sự quản lý chính quyền địa phương.

Tin nổi bật