Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ chùa Bồ Đề: 11 trẻ "biến mất" khó hiểu và cách đặt tên "kỳ lạ"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - “Ở đây có cách đặt tên cho các cháu ra - vào trùng lặp nhau, khi một cháu đi, cháu mới vào sẽ được đặt lại tên đó", đại diện nhóm thiện nguyện tại chùa Bồ Đề- nơi liên quan đến nghi án mua bán trẻ em, cho hay.

(ĐSPL) - “Ở đây có cách đặt tên cho các cháu ra - vào trùng lặp nhau, khi một cháu đi, cháu mới vào sẽ được đặt lại tên đó", đại diện nhóm thiện nguyện tại chùa Bồ Đề- nơi liên quan đến nghi án mua bán trẻ em, cho hay.

Sau khi một bảo mẫu tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội- nơi liên quan đến nghi án mua bán trẻ em gây rúng động, bị cảnh sát bắt, rất nhiều người từng làm thiện nguyện tại đây đã đứng tên viết đơn đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc.

Đồng thời, nhóm cũng cung cấp các bằng chứng về sự “biến mất” khó hiểu một số bé đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.

Trẻ đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề.

Trong đơn đề nghị điều tra, nhóm thiện nguyện đề nghị cơ quan điều tra làm rõ việc 11 cháu bé trong chùa bỗng dưng “biến mất” trong khoảng thời gian từ tháng 8/2007 đến năm 2012.

Danh sách 11 cháu bé mà các thiện nguyện viên yêu cầu điều tra, làm rõ sự “biến mất” gồm: bé Tùng Anh, bé Việt Anh, bé Minh Anh, bé Duy Anh, bé Bảo Anh, bé Mai Anh, bé Vi Anh, bé Huy An, bé Cù Triều Anh, bé Tuấn Anh, bé Cù Hoàng Anh.

Lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết, sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan chức năng đã vào cuộc để xác minh nguồn đơn, điều tra, làm rõ những nội dung trong đơn. Để mở rộng điều tra, cơ quan công an đã triệu tập Ni sư trụ trì Thích Đàm Lan và nhiều người liên quan để lấy lời khai.

Theo phản ánh của nhóm thiện nguyện, bằng cách đặt tên “lặp lại”, khi số lượng các cháu cũ “biến mất” thì các cháu mới vào chùa lại mang tên của cháu cũ. Một cách đặt tên tưởng như rất đơn giản nhưng vô cùng “phức tạp”.

Chị Nguyễn T.L đại diện nhóm thiện nguyện phải thốt lên: “Tôi từng học và kinh doanh ở nước ngoài nhiều năm, quản lý một lúc 2 cửa hàng ở nước ngoài, biết được nhiều “mánh khóe” trong kinh doanh nhưng chưa hề gặp một cách làm khôn khéo như vậy”.

“Ở đây có cách đặt tên cho các cháu ra - vào trùng lặp nhau, khi một cháu đi, cháu mới vào thì được đặt lại tên đó”. Một cách đặt tên, một cách “hợp thức” vô cùng khôn khéo hiếm hai có thể tưởng tượng được”, chị Nguyễn T.L cho biết thêm.

Tên các cháu được nhà chùa đặt đều trùng tên là “Anh”, chỉ khác nhau tên đệm. Số lượng các cháu khi “biến mất” và không còn ở chùa trước đây mang các tên như: Tùng Anh, Việt Anh, Hồng Anh, Tuấn Anh, Minh Anh…

Bé Cù Nguyên Công được cho là đã bị Nguyễn Thị Thanh Trang bán với giá 35 triệu đồng. 

Theo thông tin nhóm thiện nguyện cung cấp, từ năm 2007, năm 2009 đến năm 2014 các cháu cũ không xuất hiện ở chùa, thay vào đó các cháu có tên như trên lại được đặt lại cho các bé mới vào (?)

Các bé mà nhóm thiện nguyện, bạn bè, đồng nghiệp của nhóm từng chăm sóc có tên như trên từ năm 2007-2009 hiện đã rất lớn không phải là những bé đang mang tên này như hiện nay, theo cách giải thích gần đây của nhà chùa.

Những người trong nhóm thiện nguyện cho rằng, với cách đặt tên này của nhà chùa, nếu không sang chùa thường xuyên, hoặc không sang chăm sóc các bé từ thời gian đầu (khoảng những năm 2007, 2008) đến thời điểm hiện nay sẽ không thể phát hiện ra được sự kỳ lạ và khó hiểu này.

Như tin tức báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, ngày 5/8, UBND quận Long Biên đã triệu tập cuộc họp bất thường, quyết định thành lập đoàn thanh tra gồm 5 tổ công tác để thanh tra toàn diện hoạt động nuôi dưỡng trẻ em tại chùa Bồ Đề. Kết quả thanh tra dự kiến sẽ có vào hôm nay (11/8).

Trước đó, Chiều 4/8, Phòng Cảnh sát hình sự (PC45), Công an Hà Nội cho biết đã chính thức khởi tố vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.

Trung tá Nguyễn Cao Khải, Phó đội trưởng Đội phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, Phòng Cảnh sát hình sự (PC45), Công an Hà Nội cho biết, ngày 1/8 PC45 nhận được đơn của gia đình cháu Cù Nguyên Công mất tích. Ngày 3/8, bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt về hành vi mua bán trẻ em.

Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978) là bảo mẫu chùa Bồ Đề (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê quán tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, cơ quan điều tra cũng triệu tập 3 nghi phạm khác để điều tra, trong đó có cả sư trụ trì Thích Đàm Lan.

Bước đầu, cơ quan điều tra đã xác định việc hai nghi phạm bị bắt đã thực hiện việc mua bán bé Cù Nguyên Công (trẻ sơ sinh được nuôi tại chùa Bồ Đề vào cuối năm 2013) với giá 35 triệu đồng.

Ngay sau khi bị bắt, Nguyễn Thị Thanh Trang đã khai nhận hành vi “mua bán trẻ em” được nuôi tại chùa Bồ Đề của mình.

Tin nổi bật