Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ chủ đầu tư điện gió Bạc Liêu bị kiện vì không thanh toán nợ: Tòa triệu tập Ngân hàng

(DS&PL) -

Việc Công ty Huy Hoàng và Công ty Công Lý tự ý thanh lý Hợp đồng 33 mà không thông báo cho phía Ngân hàng, dẫn đến dư nợ từ hợp đồng này về 0 đồng là có dấu hiệu phạm luậ

Việc Công ty Huy Hoàng và Công ty Công Lý tự ý thanh lý Hợp đồng 33 mà không thông báo cho phía Ngân hàng, dẫn đến dư nợ từ hợp đồng này về 0 đồng là có dấu hiệu vi phạm pháp luật và sẽ được Ngân hàng thực hiện chuyển việc tố cáo cá nhân, tổ chức liên quan đến Cơ quan An ninh Điều tra Bộ công an để xác minh làm rõ.

Vụ kiện giữa Công ty CP Vận tải Liên hiệp Huy Hoàng (nguyên đơn, gọi tắt là Công ty Huy Hoàng) với Công ty TNHH Xây dựng thương mại dịch vụ Công Lý (bị đơn, gọi tắt là Công ty Công Lý) về mua sắm, lắp đặt, bảo hành 52 Turbine thuộc dự án nhà máy điện gió Bạc Liêu chính thức được TAND thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau đưa ra xét xử vào vào ngày 20/3. Vụ việc ngày càng trở nên phức tạp, khi Hợp đồng kinh tế số 33/2014/HĐKT/CL-HTL (gọi tắt là Hợp đồng 33) giữa Công ty Huy Hoàng và Công ty Công Lý hé lộ nhiều tình tiết mới.

Triệu tập phía ngân hàng

Hơn 1 tuần xét xử và nghị án, đến ngày 26/3, cho rằng còn nhiều vấn đề cần được làm rõ thông qua việc bổ sung hồ sơ cũng như việc làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, tư cách tham gia phiên toà từ phía ngân hàng nên TAND thành phố Cà Mau đã tuyên tạm ngưng phiên toà. Đồng thời để chuẩn bị cho phiên toà sẽ được mở lại trong thời gian sớm nhất, TAND thành phố Cà Mau đã tổ chức buổi đối chất, hoà giải giữa các đương sự.

Quyết định tạm ngừng phiên tòa ngày 26/3/2018 của TAND thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Đáng chú ý, trong phiên xét xử xuất hiện tình tiết mới là Thông báo số 046/CNLBT ngày 24/9/2014 của Ngân hàng gửi cho Công ty Công Lý xung quanh nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng số 33/2014/HĐKT/CL-HTL giữa Công ty Huy Hoàng và Công ty Công Lý. Thông báo này thể hiện việc Công ty Huy Hoàng đã thế chấp cho ngân hàng quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng 33. Vì thế Ngân hàng sẽ phải tham gia phiên toà với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Chuyển nợ cá nhân thành công nợ?

Tại buổi đối chất do TAND thành phố Cà Mau tổ chức ngày ngày 4/4 vừa qua, đại diện Ngân hàng cho biết, ngân hàng là bên duy nhất và có toàn quyền đối với tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng 33. Tài sản này do Công ty Huy Hoàng thế chấp cho Ngân hàng và đã được Công ty Công Lý xác nhận. Phía Ngân hàng cũng đã gửi công văn số 58/2018/-CV-LBT ngày 23/3/2018 kèm theo các tài liệu liên quan cho TAND thành phố Cà Mau.

Hơn nữa, Công ty Công Lý và Công ty Huy Hoàng đã cùng cam kết và xác nhận với Ngân hàng nghĩa vụ thanh toán tiền thi công của Hợp đồng 33 qua tài khoản của Công ty Huy Hoàng mở tại Ngân hàng. Cho đến nay, sau khi kiểm tra tài khoản, phía Ngân hàng vẫn chưa thấy số dư thanh toán còn lại của hợp đồng 33 của các bên.

Đặc biệt, việc Công ty Huy Hoàng và Công ty Công Lý tự ý thanh lý Hợp đồng 33 mà không thông báo cho phía Ngân hàng, dẫn đến dư nợ từ hợp đồng này về 0 đồng là có dấu hiệu vi phạm pháp luật và sẽ được Ngân hàng thực hiện chuyển việc tố cáo cá nhân, tổ chức liên quan đến Cơ quan An ninh Điều tra Bộ công an để xác minh làm rõ.  

Phía ngân hàng khẳng định, không có chuyện ngân hàng đồng ý để Công ty Huy Hoàng và Công ty Công Lý thanh lý cũng như cấn trừ công nợ Hợp đồng 33. Đề nghị bên có nghĩa vụ thanh toán phải thực hiện đúng cam kết với phía ngân hàng về việc chuyển tiền thanh toán phát sinh từ hợp đồng kinh tế này qua duy nhất tài khoản của Công ty Huy Hoàng mở tại ngân hàng.

Về việc Công ty Công Lý cho rằng ông Tô Hoài Dân và ông Nguyễn Văn Trung đã thỏa thuận chuyển số tiền thuế VAT của hợp đồng số 33 thành nợ cá nhân của ông Dân cho ông Trung, ông Trung, Tổng Giám đốc Công ty Huy Hoàng khẳng định, đây là tiền cá nhân của ông do ông Tô Hoài Dân (Tổng Giám đốc Công ty Công Lý) hỏi mượn riêng để nộp thuế VAT cho Hợp đồng 33.

Phía Công ty Công Lý cố tình gộp chung giữa nợ cá nhân của ông vào vụ án này nhằm làm rắc rối thêm vụ việc, kéo dài thời gian phải thanh toán số tiền còn lại của Hợp đồng 33 cho Công ty Huy Hoàng. Ông Trung đề nghị Tòa án không chấp nhận việc Công ty Công Lý đưa những khoản nợ cá nhân giữa ông và ông Tô Hoài Dân vào trong vụ tranh chấp kinh tế giữa hai công ty.

Như đã đưa tin, ngày 22/7/2014, Công ty TNHH xây dựng – thương mại – dịch vụ Công Lý (bên A, chủ đầu tư) ký Hợp đồng 33 với Công ty Huy Hoàng về việc vận chuyển trong nước và lắp đặt 52 bộ thiết bị Turbin gió 1.6MW – 82,5, 50HZ thuộc dự án nhà máy điện gió tỉnh Bạc Liêu giai đoạn II. Thời gian thực hiện hợp đồng là 290, tiến độ vận chuyển và lắp đặt hoàn thành vào ngày 31/12/2015 với tổng giá trị hợp đồng trên 350 tỷ đồng. Sau đó, thời gian thực hiện hợp đồng được gia hạn đến ngày 31/3/2017.

Theo Hợp đồng 33, Công ty Công Lý sẽ chuyển khoản (bằng Việt Nam đồng) cho Công ty Huy Hoàng 90% giá trị khối lượng thực hiện sau mỗi đợt lắp dựng hoàn thành không ít hơn 5 bộ Turbin và thanh toán 5% tiếp sau khi đưa vào sử dụng 52 bộ Turbin. Còn lại 5% sẽ thanh toán cho Công ty Huy Hoàng sau khi có bảo lãnh của ngân hàng hoặc sau khi hết thời hạn bảo hành lắp dựng.

Trên thực tế, Công ty Huy Hoàng đã hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của mình, lắp đặt, vận hành và bảo hành hoạt động của 52 Turbin. Phía Công ty Công Lý đã thanh toán hơn 270 tỷ đồng. Tuy nhiên số tiền gần 90 tỷ còn lại của hợp đồng số 33, phía Công ty Công Lý vẫn “làm ngơ”, chưa chịu thanh toán. Vì thế, Công ty Huy Hoàng đã kiện đòi Công ty Công Lý phải thanh toán số tiền nói trên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Đăng Khoa

Tin nổi bật