Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ Cát Tường: Vì sao khó xác định nguyên nhân chị Huyền tử vong?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Phó Viện trưởng Viện Pháp Y Quốc gia nhận định, để xác định nguyên nhân tử vong của chị Huyền – nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường vào thời điểm này là rất khó, thậm chí có thể nói không có cơ sở khoa học chắc chắn.

(ĐSPL) – Phó Viện trưởng Viện Pháp Y Quốc gia nhận định, để xác định nguyên nhân tử vong của chị Huyền – nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường vào thời điểm này là rất khó, thậm chí có thể nói không có cơ sở khoa học chắc chắn để xác định nguyên nhân chết.

Nhận định về khả năng xác định nguyên nhân cái chết của chị Lê Thị Thanh Huyền – nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, ông Ngô Hường Dũng – Phó Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia (Bộ Y tế) cho rằng, có một vài trước hợp có thể thông qua giám định hài cốt, giám định bộ xương có thể tìm được nguyên nhân chết nếu có tổn thương trên xương, hoặc 1 vài trường hợp có thể chết vì các độc tố thì qua giám định trên xương người ta cũng có thể tìm thấy.

Phó Viện trưởng Viện Pháp Y Quốc gia Ngô Hường Dũng nhận định, để xác định nguyên nhân tử vong của chị Huyền – nạn nhân vụ TMV Cát Tường vào thời điểm này là rất khó.

“Về trường hợp của nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, trước đó, các chuyên gia pháp y đưa ra nhận định rằng việc xét nghiệm khuê tảo có thể giúp xác định được nguyên nhân cái chết của chị Lê Thị Thanh Huyền, có thể xác định chị Huyền chết trước hay sau khi ném xuống nước. Ý kiến đó đúng, tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn là như vậy, bởi để có khuê tảo trong xương còn phải phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định” – ông Ngô Hường Dũng nhận định.

Lý giải rõ hơn, Phó Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia giải thích: Để khuê tảo vào được tủy xương, trước hết phải có động tác hít nước vào rất mạnh thì phế nang mới căng, làm vỡ lưới mao mạch vách phế nang gây tổn thương nặng cho mô phổi. Lúc này mới có cơ hội để nước vào đường tuần hoàn mang theo khuê tảo trong nước (nếu có). Sau khi thâm nhập vào hệ tuần hoàn khuê tảo sẽ theo máu đến tủy xương. Điều đó cho thấy để có cơ hội cho khuê tảo vào được tủy xương thì người đó phải có hoạt động hô hấp tương đối bình thường.

Trong vụ của chị Huyền, qua diễn biến sự việc, kể cả trong trường hợp mà ở thời điểm bác sĩ Tường ném cơ thể chị Huyền xuống nước, chắc chắn một điều lúc đó tình trạng sưc khỏe của chị Huyền nếu còn sống thì cũng không còn các hoạt động chức năng sống bình thường, đặc biệt là chức năng hô hấp và tuần hoàn, vì vậy nên yếu tố đầu tiên để vỡ các phế nang là rất khó.

Thứ hai, không phải mọi trường hợp khi khuê tảo xâm nhập được vào vòng tuần hoàn là có thể tìm thấy trong tủy xương, mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: đậm độ của khuê tảo, thời gian từ khi khuê tảo xâm nhập đến khi nạn nhân ngừng tuần hoàn…

Mặt khác việc tìm thấy khuê tảo trong tủy xương của nạn nhân mang giá trị chuẩn đoán “dương tính”, tức là nếu tìm thấy khuê tảo thì xác định nạn nhân chết trong môi trường nước. Nếu không tìm thấy khuê tảo trong tủy xương thì cũng không loại trừ được khả năng nạn nhân đã chết do ngạt nước.

Người ta đã thí nghiệm ngâm xương trong môi trường nước thì khuê tảo vẫn không xâm nhập một cách tự do. Vào thời điểm này nếu làm xét nghiệm khuê tảo thì chắc chắn phải khai quật tử thi để lấy tủy xương làm xét nghiệm.

Vụ Cát Tường vẫn đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

"Trong vụ án Cát Tường, nếu gia đình chưa thật hoàn toàn tin tưởng thì có thể đề nghị để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét việc giám định lại” – Phó Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia nhấn mạnh.

Về nghi vấn mảng bê tông bám trên thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, ông Ngô Hường Dũng khẳng định đó không phải mảng bê tông, trong chuyên môn pháp y đó là sản phẩm sót lại do qúa trình xà phòng hóa, tức là tiêu hủy các phần mềm và phần mô mỡ trong cơ thể, lại trong môi trường phù sa lắng đọng, có cát bám vào tạo nên mảng cứng nhìn ngoài giống như “bê tông”.

Nhận định về khả năng xác định nguyên nhân cái chết của chị Huyền vào thời điểm này, Phó Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia cho rằng có thể nói không có cơ sở khoa học chắc chắn để xác định nguyên nhân chết.

Lý giải cho nhận định của mình, Phó Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia cho rằng, thi thể chị Huyền khi vớt được đã mất một số bộ phận do hư thối. Cơ thể còn một số tổ chức phần mềm bám dính vào phần xương. Hy vọng duy nhất là xác định tổn thương trên xương, tuy nhiên đối với phần xương gắn liền với phần thi thể tìm thấy đã được giám định không có tổn thương nào hết. Còn xương phần đầu đã bị mất nên không thể đánh giá được.

“Các xét nghiệm về độc chất có lẽ không còn làm được nữa. Bởi các chất độc có ái lực tập trung ở mô xương mà có thể tồn tại lâu thì chỉ có 1 vài chất mang tính chất đặc biệt như asen thì may ra có thể giám định trên trên xương. Còn các chất khác thì thường chuyển hóa rất nhanh và lắng đọng ở các tổ chức mô mềm như: mô thận, mô gan, mô não… và chắc chắn trong khoảng thời gian ngâm trong môi trường nước gần 10 tháng thì nó đã bị phân hủy cùng hư thối phần mềm hết rồi” – ông Ngô Hường Dũng nhấn mạnh.

Tin nổi bật