Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ án sản xuất, mua bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả: Loạt giám đốc hầu tòa, hé lộ thủ đoạn tinh vi

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Nguyễn Trung Luật cùng Phạm Ngọc Quang tổ chức sản xuất hơn 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả thành phẩm và hơn 347 ngàn bản in bán thành phẩm, chưa gia công hoàn thiện các loại.

Buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

Hôm 12/5, TAND TP Đà Nẵng đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án sản xuất, mua bán sách giáo khoa giả với quy mô 1,6 triệu cuốn sách, thông tin từ Tiền phong.

Phiên tòa có 13 bị cáo gồm: Nguyễn Trung Luật (trú TPHCM, Giám đốc Công ty TNHH in bao bì Huy Trường Phát); Phạm Ngọc Quang (trú TPHCM, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Quang Thắng); Trần Huy Cường (trú TPHCM, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ quảng cáo Cường Phát); Lê Hà Thanh (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Lê Duy Quang, Lê Minh Trí, Nguyễn Văn Ánh (cùng trú Đà Nẵng); Trần Ngọc Tấn (trú tỉnh Đồng Nai); Phan Xuân Năng, Phạm Thạch Kim Điền, Phạm Đức Hậu, Nguyễn Văn Tiến, Phạm Tin (cùng trú TPHCM).

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: Tiền Phong

Theo cáo trạng, từ tháng 6/2024, Nguyễn Trung Luật cùng Phạm Ngọc Quang tổ chức sản xuất hơn 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả thành phẩm và hơn 347 ngàn bản in bán thành phẩm, chưa gia công hoàn thiện các loại. Tổng giá trị theo giá in trên bìa hơn 51 tỉ đồng.

Trong số sách giả này, Nguyễn Trung Luật bán cho Phạm Thạch Kim Điền 251 đơn hàng, tổng cộng hơn 1,1 triệu cuốn sách giáo khoa giả các loại, tổng giá trị tính theo giá in trên bìa là hơn 37 tỉ đồng với chiết khấu khoảng 65% đến 69% so với giá bìa.

Luật bán cho Phạm Tin 17 đơn hàng, tổng cộng hơn 86 ngàn cuốn sách giáo khoa giả các loại với tổng giá trị theo giá in trên bìa hơn 3 tỉ đồng, với chiết khẩu khoảng 60% - 65% so với giá bìa.

Còn lại 385 ngàn cuốn sách giáo khoa thành phẩm và 347 ngàn bản in bán thành phẩm chưa gia công hoàn thiện, chưa kịp tiêu thụ thì bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ.

Vạch trần thủ đoạn tinh vi

Theo hồ sơ vụ việc, Luật đã mua sắm các loại máy móc, thuê xưởng làm chỗ gia công sách giả, kho cất giấu... Khi cần loại sách giáo khoa giả nào, Luật thông báo với Quang số lượng cần in, mua giấy in rồi đưa đến hai xưởng in của Quang thuê tổ chức việc in ấn.

Quang thuê Năng (quản lý, điều hành) cùng một số công nhân để vận hành máy móc, thiết bị.

Quang giao cho Trần Huy Cường làm bản kẽm để in sách giả. Khi Luật gửi mẫu sách, Cường sẽ scan sách thành file, chỉnh sửa file, chạy bản kẽm rồi đặt giao hàng đưa đến xưởng in cho Năng.

Sau khi Quang in sách xong, Luật vận chuyển các bản in bán thành phẩm về xưởng gia công rồi thuê các nhân công thời vụ để thực hiện các công đoạn cắt, xếp giấy, đóng bìa, dán tem (tem giả), theo Tuổi trẻ Online. 

Nhiều người có nghĩa vụ liên quan đến tham dự phiên toà. Ảnh: PLO

Để tiêu thụ sách giả, Luật đã liên hệ, thỏa thuận với Điền bán sách giáo khoa giả với giá có mức chiết khấu từ 65 - 69% so với giá bìa.

Điền bán lại cho khách với mức chiết khấu từ 62 - 65%, hưởng lợi 3 - 4% trên mỗi cuốn sách giả. Điền còn giao nhân viên quản lý việc đặt hàng, nhận hàng, phân phối, tiêu thụ sách giả; thuê lái xe vận chuyển sách giả...

Trong quá trình hoạt động, Luật giao cho Lê Hà Thanh dùng xe ô tô Mercedes Sprinter BKS 51B-058.xx vận chuyển sách cất giấu tại các kho do Luật thuê, quản lý kho hàng, xuất hàng, giao hàng cho khách.

Tương tự, Phạm Thạch Kim Điền cũng thuê người sử dụng xe ô tô nhãn hiệu Mercedes chở sách đi giao.

Vì số lượng bị cáo đông và người có nghĩa vụ liên quan nhiều nên phiên toà được tiếp tục diễn ra vào ngày 13/5, thông tin từ Pháp luật TP.HCM. 

Tin nổi bật