Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ 8 người tử vong ở Lai Châu: 69 nạn nhân bị ảnh hưởng vì ngộ độc

(DS&PL) -

Theo chính quyền địa phương, ngoài 8 nạn nhân tử vong, đã có 26 người nhập viện ở tuyến tỉnh, 35 người nhập viện ở tuyến huyện, nâng tổng số người bị ảnh hưởng vì ngộ độc

Theo chính quyền địa phương, ngoài 8 nạn nhân tử vong, đã có 26 người nhập viện ở tuyến tỉnh, 35 người nhập viện ở tuyến huyện, nâng tổng số người bị ảnh hưởng vì ngộ độc rượu lên con số 69 người.

Theo tin tức trên báo VOV, thông tin từ chính quyền địa phương cho biết, tính đến 9h sáng nay (18/2), ngoài 8 người thiệt mạng, đã có 26 người nhập viện ở tuyến tỉnh, 35 người nhập viện ở tuyến huyện, nâng tổng số nạn nhân bị ảnh hưởng từ vụ ngộ độc ở bản Tả Chải và uống rượu bên ngoài đám tang trên địa bàn 4 xã biên giới Ma Ly Chải, Vàng Ma Chải, Sì Lở Lầu và Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu) lên 69 người.

Trước diễn biến phức tạp của vụ ngộ độc rượu, trong những ngày qua, chính quyền huyện Phong Thổ và các lực lượng chức năng địa phương đã thành lập nhiều tổ công tác đến từng nhà, từng lán nương, rà từng người dân, để phát hiện sớm những người có ăn uống tại đám tang và sử dụng rượu ở bên ngoài đám tang, nhưng rượu mua không rõ nguồn gốc ở khu vực xã Sì Lở Lầu.

Ngày 17/2, lực lượng chức năng đã đồng loạt ra quân thực hiện kiểm tra, rà soát, tuyên truyền, vận động, thông báo khẩn cấp cho người dân nơi xảy ra vụ việc và các vùng lân cận biết về tình hình ngộ độc rượu trên địa bàn, hạn chế người dân ra khỏi địa phương.

Một bệnh nhi trong vụ ngộ độc được các bác sĩ điều trị cấp cấp. (Ảnh: Vietnamnet)

Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng yêu cầu người dân sở tại không tổ chức ăn cơm, uống rượu tập thể đông người, không sử dụng các loại rượu còn lại trong gia đình và các loại rượu không rõ nguồn gốc.

Ông Dương Đình Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết: “Trước hết, thay mặt cho chính quyền địa phương, chúng tôi xin chia sẻ nỗi đau mất mát đối với những gia đình có nạn nhân xấu số. Chúng tôi cũng xin nhận trách nhiệm một phần trong vấn đề quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Trách nhiệm của chúng tôi là phải nhanh chóng vào cuộc, khắc phục hậu quả, với tinh thần kịp thời, chủ động và chu đáo với nhân dân các dân tộc trên địa bàn”.

Liên quan đến sự việc này, tin tức trên TTXVN cho hay, ngày 17/2, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận bốn ca cấp cứu vì uống rượu.

Cụ thể, hai trường hợp nặng phải chạy thận, lọc máu và thở máy; một trong hai trường hợp này đang rất nguy kịch. Nạn nhân đang nguy kịch là ông Chang A Hờ, 60 tuổi, ở bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ. Được biết, ông Hờ  sau khi uống rượu ở đám ma thì đi làm và nghỉ luôn ở lán nương. Khi gia đình phát hiện thấy nạn nhân có biểu hiện ngộ độc đã đưa về cơ sở y tế xã và nạn nhân được chuyển ngay lên tuyến tỉnh.

3 nạn nhân còn lại uống rượu tại lán nương, không liên quan đến vụ ngộ độc tại đám ma. Tuy nhiên rượu mà các nạn nhân trên uống đều có cùng nguồn gốc với rượu mà các nạn nhân vụ ngộ độc đám ma mua về từ trước đó. Triệu chứng của các nạn nhân khi nhập viện cũng giống như triệu chứng mà các nạn nhân vụ ngộ độc đã gặp phải.

Ngoài ra, còn 7 người khác cùng uống rượu với ba nạn nhân trên cũng đã được lực lượng y tế triệu tập đến để kiểm tra, theo dõi.

Ở một diễn biến khác trong vụ ngộ độc nghiêm trọng này, ông Đồng Xuân Linh, Phó giám đốc Trung tâm cho biết, chưa thể khẳng định 49 bệnh nhân ngộ độc tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải (Lai Châu) là do rượu pha cồn công nghiệp methanol.

“Trung tâm vẫn đang điều trị cho 6 phụ nữ và 1 cháu 7 tuổi không uống rượu nhưng vẫn bị ngộ độc”, ông Linh thông tin.

Khi trao đổi, các nữ bệnh nhân Giàng Tả Mẩy (53 tuổi); Tô Si Son (25 tuổi); Phu A Gồ (27 tuổi); Nù Tả Mẩy (58 tuổi); Hờ Ơ Seo (7 tuổi) đều khẳng định, họ chỉ ăn cơm, chưa từng uống rượu tại đám ma.

Như tin đã đưa trước đó, ngày 10/2, tại gia đình ông Phu Vần Lèng (SN 1957, ở bản Tả Chải) đã mời nhiều người đến nhà ăn uống. Tối cùng ngày, ông Lèng có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, sau đó tử vong.

Sau khi ông Lèng qua đời, gia đình tổ chức hậu sự, dân bản đã đến ăn cơm, uống rượu theo phong tục địa phương trong 3 ngày từ 11-13/2. Ngày 13/2, sau khi ăn uống xong đã có rất nhiều người dân trong bản có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, giãn đồng tử. Đến tối cùng ngày 6 người đã tử vong, hơn 30 người bị ngộ độc phải đưa đi cấp cứu tại BV Đa khoa huyện Phong Thổ, một số bệnh nhân nặng được chuyển ra BV Đa khoa tỉnh. Đến ngày 15/2, cơ quan chức năng tiếp tục thông báo có thêm 1 nạn nhân nữa tử vong.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, ngày 16/2, đoàn chuyên gia BV Bạch Mai đã thăm khám cho các bệnh nhân ngộ độc đang được điều trị tại BV đa khoa Lào Cai, BV đa khoa Lai Châu và Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ. Bước đầu những bệnh nhân nặng đã qua cơn nguy kịch, những bệnh nhân nhẹ vẫn tiếp tục được theo dõi đề phòng xuất hiện những biến chứng và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

(tổng hợp)

Tin nổi bật