Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ 8 em nhỏ chết đuối: Một con ngõ 7 đám tang, hàng trăm học sinh rơi nước mắt tiễn biệt

(DS&PL) -

Chỉ một con ngõ có tới 7 đám tang các em nhỏ trong vụ 8 học sinh đuối nước thương tâm tại bờ cát ven sông Đà (Hòa Bình).

Chỉ một con ngõ có tới 7 đám tang các em nhỏ trong vụ 8 học sinh đuối nước thương tâm tại bờ cát ven sông Đà (Hòa Bình).

[presscloud]8595[/presscloud]

Sáng 22/3, ngay sau vụ tai nạn đuối nước thương tâm tại bờ cát ven sông Đà khiến 8 học sinh tử vong chiều 21/3, khu phố Hoàng Văn Thụ (phường Hữu Nghị, TP. Hòa Bình) nhuốm màu tang thương.

Theo VietNamNet, con ngõ nhỏ thuộc tổ 22 có tới 7 gia đình có con em bị đuối nước, cờ tang, khăn trắng, tiếng kèn não nề kéo dài từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Rất đông người dân cùng các em học sinh đã đến chia buồn và đưa tiễn 8 em học sinh bị đuối nước thương tâm. 

Đầu ngõ là nhà em Nguyễn Đức H. (12 tuổi), tiếp đến là em Trương Anh M. (12 tuổi), em Nguyễn Anh N. (10 tuổi), em Đinh Gia B. (14 tuổi) rồi đến em Nguyễn Bình M. (15 tuổi), em Nguyễn Mạnh Hùng (11 tuổi) và cuối ngõ là em Nguyễn Trung K. (10 tuổi).

Những người hàng xóm lui tới lần lượt động viên các gia đình trước mất mát quá lớn.

Các em sống gần nhau, cùng ở phường, lập thành một nhóm khá thân thiết, hay chơi đùa cùng nhau. Sáng các em cùng đi học, chiều được nghỉ học nên rủ nhau ra sông tắm thì không may gặp nạn.

Người dân đau xót trước nỗi mất của 8 gia đình - Ảnh: VOV

Trao đổi trên VietNamNet, bà Các (bà nội em N.) đau đớn than: "Đáng nhẽ, con phải chịu tang bà, sao bà lại phải ngồi khóc con thế này N. ơi”. Bà Các khóc ngất.

Ông Nguyễn Văn Mạnh (bố của N.) cho biết lúc 15h chiều, ông đang đi làm thì nhận tin dữ con trai bị đuối nước. Ông tức tốc chạy ra hiện trường đã thấy con được phủ lớp vải trắng trên người. Đau lòng quá, ông chạy lên muốn ôm con vào lòng thì được cơ quan chức năng giữ lại để phục vụ công tác khám nghiệm.

Ông Mạnh nói không bao giờ cho N. đi bơi sông, bản thân N. cũng không biết bơi. Chiều qua, N. được nghỉ học xin đi đá bóng, không ngờ chỉ trong tích tắc, tai họa ập đến.

Từng đoàn học sinh lần lượt đi viếng từ đầu đến cuối ngõ - Ảnh: VietNamNet

Đoạn sông Đà nơi 8 học sinh Hòa Bình gặp nạn - Ảnh: VnExpress

Theo Báo Lao Động, trong số 8 nam sinh đuối nước, gia cảnh của em Nguyễn Bình M. thương tâm nhất. Tấm bảng cáo phó dán đầu ngõ, bác của M., ông Nguyễn Mạnh Cường là người thay mặt gia đình đứng ra lo hậu sự.

Bà Nguyễn Thị Cao – bà ngoại của M. khóc nức nở cho biết, M. sống với bà từ nhỏ, hai bà cháu nương tựa vào nhau để sống. Mẹ của em là mẹ đơn thân, đã đi bước nữa. Từ nhỏ đến giờ, M. không biết bố mình là ai. Đám tang của em cũng thưa người hơn hẳn.

“Hai bà cháu nương tựa vào nhau mà sống. Tôi đi rửa bát thuê cho nhà hàng để nuôi M. ăn học. Thằng bé thương bà, hiểu hoàn cảnh gia đình nên giúp đỡ tôi công việc nhà. Nó thông minh và ngoan lắm. Có lần M. nói, sau nhà lớn lên nhất định sẽ về quê tìm bố. Nó cũng không trách khi mẹ đi bước nữa”, Lao Động dẫn lời bà Cao nghẹn ngào kể.

Cũng theo bà Cao, M. đá bóng rất giỏi, thường xuyên được gọi đá bóng ở phường và thành phố. Ước mơ của M. trở thành cầu thủ bóng đá.

Sau khi được thông tin về vụ 8 học sinh bị đuối nước tại khu vực bến Thịnh Minh, phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, chiều 21/3, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em, đã gửi lời chia buồn sâu sắc và cử đại diện cơ quan thường trực của Ủy ban lên thăm hỏi, động viên gia đình các em nhỏ và phối hợp với địa phương khắc phục hậu quả vụ việc.

Đồng thời, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Lao động - thương binh và xã hội, cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em, có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói chung và phòng, chống đuối nước trẻ em nói riêng.

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật