Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ 6 người nhập viện sau khi uống rượu trái cây: Vì sao nam thanh niên trẻ nhất nguy kịch?

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Trong số 6 người đàn ông phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc rượu, có một thanh niên trẻ tuổi bị nặng nhất, rơi vào tình trạng hôn mê sâu và tổn thương não.

Chia sẻ trên VietNamNet, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, bệnh viện đã có kết quả xét nghiệm nguyên nhân gây ngộ độc cho 6 người đàn ông được chuyển lên từ bệnh viện ở Long An là do methanol (cồn công nghiệp). 

Trong 6 bệnh nhân này, nam thanh niên P.N.Q.K (25 tuổi) ngộ độc nặng nhất, vẫn đang hôn mê.

Theo Tiến sĩ Hùng, bệnh nhân K. vào viện trong tình trạng hôn mê, không thể đo độ pH, mức độ toan hóa máu nặng. Hiện, toan hóa máu về bình thường nhưng phản xạ của sự sống chưa cải thiện, nghi ngờ có tổn thương não. 

Bệnh nhân đang được theo dõi sát, dùng các xét nghiệm cận lâm sàng cao cấp như chụp MRI não, điện não đồ để đánh giá.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM)

Giải thích trường hợp trẻ tuổi nhưng bị nặng nhất trong 6 người cùng uống rượu, bác sĩ Hùng cho biết hàm lượng methanol sau xét nghiệm của anh K. rất cao. Điều đó cho thấy, có thể bệnh nhân đã uống lượng rượu nhiều hơn người khác dẫn đến ngộ độc nặng hơn.

Theo Dân trí, các trường hợp trên trong một đoàn khách tại tỉnh Tiền Giang, cùng nhau đi du lịch ở tỉnh Ninh Thuận.

Tối 29/3, họ cùng nhau uống hơn 6 chai rượu (500ml/chai) rượu trái cây nhãn hiệu K.T. (sản xuất ở Tiền Giang) tại khu du lịch. Khoảng 6 tiếng sau khi uống rượu, các bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn ói.

Thời điểm trên, các bệnh nhân còn tỉnh nên cho rằng chỉ bị say rượu. Tuy nhiên đến khoảng 15h ngày 30/3, trong khi di chuyển từ Ninh Thuận về nhà, các bệnh nhân đau bụng và nôn ói, mệt mỏi nhiều hơn.

Đến khi nam thanh niên 25 tuổi có biểu hiện lơ mơ, tài xế xe đã chở 6 người uống rượu vào bệnh viện cấp cứu.

Tại đây, 2 trường hợp nặng nhất (đã hôn mê) được xử trí đặt nội khí quản, bóp bóng giúp thở. Cả 6 người đều được chuyển gấp đến bệnh viện tuyến trên.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ngoài 2 ca hôn mê, các bệnh nhân còn lại đều lừ đừ và tiếp tục có tình trạng nôn ói. Với bệnh sử nêu trên, các bác sĩ nhanh chóng xác định 6 bệnh nhân ngộ độc rượu, nghi ngờ là cồn công nghiệp (methanol) rất độc.

Bệnh viện Chợ Rẫy đã tổ chức một buổi hội chẩn khẩn tại khoa Cấp cứu với các khoa liên quan, như khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh Nhiệt đới, Thận nhân tạo… Sau hội chẩn, ekip điều trị phân bệnh nhân làm 2 nhóm.

Nhóm 2 bệnh nhân nặng được chuyển ngay lên đơn vị Hồi sức chống độc của khoa Bệnh Nhiệt đới để thở máy, dùng thuốc vận mạch duy trì huyết áp, lọc máu liên tục CRT. Với 4 bệnh nhân còn tỉnh, các bác sĩ cho họ lọc máu nhanh ở khoa Cấp cứu.

Quá trình điều trị, các xét nghiệm cận lâm sàng của 6 bệnh nhân đều ghi nhận tình trạng toan chuyển hóa nặng. Đáng chú ý, bệnh nhân trẻ nhất gần như không đo được độ pH trong máu.

Với các biện pháp can thiệp nhanh chóng và tích cực, đến 6h ngày 31/3, 4 bệnh nhân được lọc máu nhanh đã hồi phục, các xét nghiệm cho thấy chất độc được loại trừ ra khỏi máu tốt.

Trong khi đó, một trong 2 ca nặng đã tỉnh lại, mức độ toan máu đã được giải quyết triệt để, giảm dần các biện pháp hồi sức, không còn dùng thuốc vận mạch nữa. Bệnh nhân được đánh giá kỹ lưỡng, đã cai máy thở vào chiều 31/3, tiên lượng cải thiện tốt.

Ngộ độc methanol không phải vấn đề mới nhưng hàng năm vẫn xảy ra. Riêng đơn vị Hồi sức chống độc của Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm tiếp nhận 30-50 ca. Rượu methanol (hay rượu gỗ) là rượu sản xuất bằng phương pháp công nghiệp, khác hẳn rượu ethanol thực phẩm", bác sĩ Hùng nói.

Tin nổi bật