Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ 47 giáo viên kêu cứu: Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang ở đâu?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc trường Cao đẳng nghề Bắc Giang ký hợp đồng lao động 3 tháng liên tục trong thời gian gần 10 năm qua với người lao động là chưa phù hợp với các quy định của pháp luật.

(ĐSPL) - Việc trường Cao đẳng nghề Bắc Giang ký hợp đồng lao động 3 tháng liên tục trong thời gian gần 10 năm qua với người lao động là chưa phù hợp với các quy định của pháp luật.
Luật sư Chu Văn Hành - Giám đốc Công ty luật Dân Việt - Đoàn Luật sư Hà Nội đã nhận định như vậy khi trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật về trường hợp 47 giáo viên trường Cao đẳng nghề Bắc Giang "kêu cứu" vì đã không được nhà trường ký hợp đồng lao động dài hạn, đóng bảo hiểm xã hội...
Theo luật sư Chu Văn Hành, hợp đồng lao động 3 tháng chỉ áp dụng đối với một số công việc có tính chất tạm thời hoặc đối với lao động giúp việc gia đình.
Ký hợp đồng ngắn hạn để làm công việc dài hạn
Theo luật sư Hành, đối với những giáo viên đang trực tiếp tham gia công tác giảng dạy tại trường Cao đẳng nghề Bắc Giang thì không được ký dưới dạng hợp đồng lao động dưới 3 tháng để áp dụng cho công việc có tính chất thường xuyên.
"Khoản 3, điều 27 - Luật lao động năm 2002 quy định: Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác".
Luật sư Chu Văn Hành - Đoàn Luật sư Hà Nội.
Như vậy, việc trường Cao đẳng nghề Bắc Giang giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ (hoặc theo một công việc nhất định) có thời hạn dưới 12 tháng với 47 giáo viên để "làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên" là sai so với quy định của pháp luật.
Mặt khác, điều 22- Luật Lao động năm 2013 về loại hợp đồng lao động quy định "Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn".
Do đó, việc nhà trường liên tục ký các hợp đồng lao động ngắn hạn đối với người lao động là hoàn toàn sai trái so với quy định của Luật lao động hiện hành.
Về việc đóng bảo hiểm xã hội (bảo hiểm bắt buộc), theo quy định, đối tượng phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là trường hợp người lao động đã được ký hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
Nhưng các giáo viên trường Cao đẳng nghề Bắc Giang chỉ được nhà trường ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng (liên tục trong gần 10 năm qua) nên không thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đối chiếu với các quy định của Luật lao động, Bảo hiểm xã hội Bắc Giang hoàn toàn có quyền khởi kiện ra toà, yêu cầu phạt trường Cao đẳng nghề Bắc Giang vì đã có hành vi "cố tình ký hợp đồng ngắn hạn" đối với người lao động để "trốn" đóng bảo hiểm.
Né tránh trách nhiệm, "đá bóng về sân nhà"?
Cũng theo luật sư Hành, trường Cao đẳng nghề Bắc Giang là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc quản lý của UBND tỉnh Bắc Giang, thành lập theo quyết định số 255/QĐ-BLĐTB&XH ngày 15/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 07/5/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.
Do vậy khi tuyển dụng giáo viên vào giảng dạy tại trường thì phải thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của Luật viên chức năm 2010 và Nghị định số 29/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Cơ quan có thẩm quyền tỉnh Bắc Giang né tránh trách nhiệm, "đá bóng" về sân nhà?
Theo quy định, sau khi trúng tuyển, người trúng tuyển vào viên chức phải đến ký hợp đồng làm việc và nhận nhiệm vụ trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, tức là ký hợp đồng xác định thời hạn (từ 12 tháng đến 36 tháng) hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn (từ trên 36 tháng trở lên) và phải trải qua chế độ tập sự.
Tuy nhiên, gần 50 cán bộ, giáo viên đang công tác tại trường này lại được “vào trường” theo hình thức thỏa thuận hợp đồng 3 tháng hoặc 12 tháng, rồi bằng mối quan hệ nào đó chuyển sang hình thức biên chế. Vì thế mới xảy ra chuyện lãnh đạo nhà trường không đóng bảo hiểm, hay trả tiền lương, phụ cấp... như trên.
Luật sư Chu Văn Hành giải thích thêm, căn cứ Điều 4 - Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 9/5/2003 hướng dẫn thi hành Luật lao động, những hợp đồng lao động được ký liên tiếp như trường Cao đẳng nghề Bắc Giang đã thực hiện là... "không theo một quy định nào về hợp đồng lao động".
"Đáng lẽ ra trường Cao đẳng nghề Bắc Giang khi tuyển dụng giáo viên phải tiến hành thông báo công khai rộng rãi và tuyển dụng dưới hình thức thi tuyển và xét tuyển, sau khi những giáo viên được trúng tuyển thì ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, khi hết thời hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn thì phải chuyển sang dạng hợp đồng lao động không xác định thời hạn và thực hiện việc nâng lương, nâng bậc cho giáo viên theo quy định pháp luật" - ông Hành nói.
Quy định của pháp luật là vậy, thế nhưng, tất cả những cái "đáng lẽ" đúng theo quy định của pháp luật đó đã bị trường Cao đẳng nghề Bắc Giang "lờ tịt" đi trong suốt gần 10 năm qua.
Điều đáng ngạc nhiên là, dù đã nhận được đơn "kêu cứu" của gần 50 con người, nhưng các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Bắc Giang đến nay vẫn... "bặt vô âm tín"?!

Tin nổi bật