Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vốn hóa chứng khoán Việt Nam giảm 2,1 triệu tỷ đồng

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Tính đến cuối tháng 3/2023, vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 7,308 triệu tỷ đồng, giảm 2,1 triệu tỷ đồng so với cùng kỳ.

Theo báo Lao động, số liệu của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM tính đến cuối tháng 3/2023 là hơn 7,308 triệu tỷ đồng (giảm hơn 20% so với cùng thời điểm năm trước).

Vốn hóa thị trường chứng khoán bị thổi bay 2,1 triệu tỷ đồng sau 1 năm. Ảnh: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Như vậy, chỉ sau 1 năm, vốn hóa thị trường cổ phiếu bị thổi bay hơn 2,1 triệu tỷ đồng, giảm mạnh từ 9,446 triệu tỷ đồng thời điểm ngày 31/3/2022 xuống chỉ còn 7,308 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 3/2023.

Trong đó, sàn HoSE giảm từ hơn 5,907 triệu tỷ đồng xuống còn hơn 4,246 triệu tỷ đồng; sàn HNX giảm từ HNX hơn 497 nghìn tỷ đồng xuống còn hơn 259 nghìn tỷ đồng và sàn UPCoM giảm từ hơn 1,472 triệu tỷ đồng xuống còn hơn 969 nghìn tỷ đồng. 

Trong khi đó, cơ quan chức năng thống kê cho thấy trong tháng 3, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 39.552 tài khoản chứng khoán. Tổng số lượng tài khoản chứng khoán tháng 3 tăng hơn 2 triệu tài khoản so với cùng kỳ năm trước.

Theo tạp chí Thuế Nhà , tính đến 31/3, có tổng cộng 7,04 triệu tài khoản nhà đầu tư.

Trong đó, số tài khoản nhà đầu tư trong nước là 6,98 triệu tài khoản, chiếm 99% toàn thị trường. Số lượng nhà đầu tư cá nhân nước ngoài mở tài khoản là 38.897 tài khoản, số tài khoản của các tổ chức nước ngoài 4.382 tài khoản.

Nếu tính mỗi cá nhân sở hữu một tài khoản đầu tư chứng khoán, Việt Nam có khoảng 7% dân số tham gia thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trên thực tế, một cá nhân có thể mở nhiều tài khoản đầu tư chứng khoán qua nhiều công ty môi giới chứng khoán khác nhau.

Về chỉ số chứng khoán, VN-Index đóng cửa tháng 3 ở mức 1.064,64 điểm, tăng 3,9% so với phiên cuối cùng của tháng 2 và tăng 5,71% so với thời điểm cuối năm 2022.

Nhìn toàn cảnh, các chuyên gia đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen.

Các yếu tố rủi ro bất định từ trong và ngoài nước vẫn đang hiện hữu có thể kể đến như: Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) duy trì lãi suất ở mức cao; rủi ro hệ thống ngân hàng quốc tế; kinh tế suy thoái; áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cơ hội cũng dần được mở ra trong bối cảnh nhiều tín hiệu tích cực xuất hiện như dấu hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ khi Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất điều hành; một số chính sách mới được ban hành hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản cũng như toàn nền kinh tế.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật