Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vinastas cần chịu trách nhiệm việc thông tin nước mắm nhiễm asen

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tùy vào mức độ ảnh hưởng từ việc công bố thông tin nước mắm nhiễm asen, Vinastas sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp...

(ĐSPL) – Tùy vào mức độ ảnh hưởng từ việc công bố thông tin nước mắm nhiễm asen, Vinastas sẽ bị xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do thông tin Hội này công bố - Luật sư cho biết.

Xung quanh vấn thông tin ‘nước mắm nhiễm asen' do Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố, mới đây Bộ công thương cho biết sẽ lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật của Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas).

Vinastas cần chịu trách nhiệm việc thông tin nước mắm nhiễm asen (Ảnh minh họa)

Liên quan tới vấn đề này, đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Văn Cao - Đại diện Công ty Luật hợp danh FDVN Đà Nẵng để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Thưa luật sư, liên quan tới việc Vinastas công bố 'nước mắm nhiễm asen' chiều ngày 17/10 gây hoang mang dư luận trong thời gian vừa qua. Vậy theo quy định, Vinastas có được quyền công bố thông tin về chất lượng nước mắm hay không?

Trả lời: Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) là một tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo điểm d Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định: Một trong các hoạt động mà tổ chức xã hội có thể tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là “Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”

Theo đó các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng có thể công bố kết quả khảo sát về các loại hàng hóa, dịch vụ, tuy nhiên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin cảnh báo của mình. Được hiểu là nếu như thông tin đó là sai sự thật thì tổ chức đã công bố đó phải có trách nhiệm chịu những chế tài của pháp luật.

Đồng thời, theo Khoản 12 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:

Điều 5. Những hành vi bị cấm: Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.”

Như vậy, theo như những quy định tại Luật bảo vệ người tiêu dùng và Luật an toàn thực phẩm đã nêu trên thì hành vi công bố thông tin sai sự thật của Vinatas đã vi phạm điều cấm của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước những thông tin sai lệch của mình.

Xin Luật sư cho biết, việc vi phạm công bố thông tin của Vinastas theo quy định sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời: Đối với công bố của Vinastas về “độ đạm càng cao thì nhiễm thạch tín cao” đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y Tế) xác định là không đúng sự thật. Theo Điều 27 Nghị định 178/2013/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm” có quy định:

“Điều 27. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;Cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi để tiêu hủy tài liệu, ấn phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Vậy Vianastas có phải xin lỗi người tiêu dùng và bồi thường cho các doanh nghiệp kinh doanh nước mắm bị ảnh hưởng từ việc công bố thông tin trên không thư Luật sư?

Trả lời: Theo quy định tại Nghị Quyết 03/2006 /NQ-HĐTP, ngày 08/07/2006 “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây:

Phải có thiệt hại xảy ra. Trường hợp này có thể đặt ra thiệt hại về tài sản và uy tín bị xâm phạm. Những thiệt hại này phải thực tế và các Doanh nghiệp phải chứng minh được mức thiệt hại đã xảy ra.

Phải có hành vi trái pháp luật. Đã phân tích hành vi của Vinatas vi phạm điều cấm của pháp luật theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010 ở trên.

Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Trong trường hợp này các Doanh nghiệp phải chứng minh được những thiệt hại về tài sản và uy tín bị xâm phạm là do hành vi công bố thông tin sai sự thật của Vinatas.

Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại: Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra; Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Như vậy, nếu Doanh nghiệp bị thiệt hại chứng minh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Vinatas đã nêu trên thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo thủ tục tố tụng dân sự.

Bạch Huyết

Video xem nhiều nhất:

[mecloud]op1e1woytn[/mecloud]

Tin nổi bật