Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vinaconex lên phương án quyết định số phận siêu dự án tỷ USD Splendora

(DS&PL) -

Vinaconex đang tính tới phương án xử lý dứt điểm đối với số phận một dự án bất động sản lớn, có nhiều tiềm năng ở phía Tây của Hà Nội: Splendora.

Vinaconex đang tính tới phương án xử lý dứt điểm đối với số phận một dự án bất động sản lớn, có nhiều tiềm năng ở phía Tây của Hà Nội: Splendora.

Vinaconex đang tính tới phương án quyết định đối với số phận dự án bất động sản Splendora. Ảnh minh họa

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (VCG) vừa công bố tài liệu họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2020 với nhiều thông tin quan trọng.

Tại Đại hội, Vinaconex sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với mục tiêu doanh thu đạt 9.530 tỷ đồng, giảm 4% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến đạt 820 tỷ đồng, tăng 4% so với kết quả đạt được năm 2019. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 12%.

Năm 2019 là năm đầu tiên Vinaconex hoạt động sau khi SCIC thoái vốn cuối năm 2018 và nhóm An Quý Hưng nắm phần lớn cổ phần.

Cũng trong năm 2019, Vinaconex đã tái cấu trúc vốn, thoái vốn tại các đơn vị thành viên đồng thời thành lập mới 2 công ty con là Công ty TNHH MTV Giáo dục Lý Thái Tổ và CTCP Cơ điện Vinaconex và tăng vốn điều lệ tại Công ty TNHH MTV Vinaconex đầu tư.

Năm nay Vinaconex đang tính tới phương án quyết định đối với số phận một dự án bất động sản lớn, có nhiều tiềm năng ở phía Tây của Hà Nội: Splendora.

Cụ thể, Vinaconex sẽ mang ra bàn thảo về việc sẽ mua hay bán lại toàn bộ cổ phần trong dự án Bắc An Khánh (Splendora).

Theo ban lãnh đạo Vinaconex, cơ cấu vốn góp 50% - 50% của 2 thành viên là Vinaconex và Công ty Địa ốc Phú Long gây ra sự bất lợi về mặt thời gian trong việc triển khai dự án. Đây là một trong những lý do gây ra sự đình trệ của Dự án Khu đô thị Bắc An Khánh.

Ngoài ra, khoản nợ hơn 3,4 ngàn tỷ của An Khánh JVC làm phát sinh chi phí tài chính rất lớn, tăng áp lực tài chính và tăng lỗ lũy kế hàng năm.

Để tháo gỡ tình trạng trên, Vinaconex đề xuất 2 phương án: chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Tổng công ty tại An Khánh JVC cho thành viên góp vốn còn lại hoặc các nhà đầu tư khác.

Hai là Vinaconex đàm phán mua lại toàn bộ phần vốn góp của đối tác còn lại - Địa ốc Phú Long của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - để Vinaconex chủ động điều hành và triển khai dự án.

Theo thông tin từ cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) được thành lập vào 2/10/2008, và thay đổi giấy đăng ký kinh doanh lần thứ 4 vào ngày 28/12/2017, với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản.

Tính đến nay, vốn điều lệ của An Khánh JVC là hơn 680,5 tỷ đồng, gồm có 2 cổ đông là Tổng Công ty Vinaconex (sở hữu 50%) và Công ty CP Địa ốc Phú Long (sở hữu 50%). Như vậy, có thể thấy toàn bộ 50% vốn góp của Posco E&C tại An Khánh JVC đã được chuyển nhượng cho Công ty CP Địa ốc Phú Long, một công ty thành viên của gia đình nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.

Hồi đầu 2019, tại một cuộc họp trao đổi với báo chí, ông Đào Ngọc Thanh cho biết, dự án Splendora là miếng đất lớn nhất của Hà Nội mà đã có chủ sở hữu, đồng thời cũng là dự án tốt nhất của khu vực hiện tại, chỉ cần xây nhà lên và bán.

Dự án Splendora với tổng diện tích lên tới hơn 264ha nằm trên địa bàn các xã An Khánh, Lại Yên, Song Phương, Vân Canh, Hà Nội, được cấp chứng nhận đầu tư vào 8/12/2006.

Chủ đầu tư là Liên doanh Công ty TNHH phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) gồm 2 pháp nhân là Tổng Công ty Vinaconex và Công ty Xây dựng Posco E&C (Hàn Quốc) mỗi bên nắm 50%, khi đó tổng mức đầu tư được công bố dự tính là 2,57 tỷ USD.

Năm 2009, giai đoạn 1 khoảng 50ha (khu nhà ở cao cấp Splendora) được khởi công xây dựng và đã hoàn thành vào 2013 (quy mô 1049 biệt thự, nhà liền kề và chung cư).

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, đến tháng 6/2017 dự án mới triển khai giai đoạn 2 (khu biệt thự Lakeside Splendora quy mô gần 4,7 ha có tổng vốn đầu tư khoảng 32,4 triệu USD, bao gồm 77 lô biệt thự cao cấp) do diễn biến bất lợi của thị trường bất động sản.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật