Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Việt Nam và Đông Nam Á đối phó với vấn nạn tin giả trên mạng xã hội thế nào?

(DS&PL) -

Với sự phức tạp và khó kiểm soát thông tin của mạng xã hội, các quốc gia Đông Nam Á đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải.

Với sự phức tạp và khó kiểm soát thông tin của mạng xã hội, các quốc gia Đông Nam Á đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải.

Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ người dùng mạng xã hội (MXH) tăng nhanh nhất thế giới. Tại nhiều quốc gia, Facebook, Twitter… đã trở thành phương tiện thông tin nhanh hơn các tờ báo chính thống, có ảnh hưởng sâu sắc tới quan điểm cộng đồng nhưng rất khó để kiểm soát nội dung. Từ đây, hàng loạt các vấn đề an ninh nảy sinh và một trong số đó là tin giả.

Singapore

Singapore là quốc gia phát triển hàng đầu Đông Nam Á về lĩnh vực công nghệ. Vì vậy, các mạng xã hội rất phát triển tại quốc gia này kéo theo hàng loạt các tổ chức và cá nhân tung tin giả để trục lợi và bôi nhọ chính phủ một cách hết sức tinh vi. Trước tình trạng tin giả tràn làn trên mạng xã hội, chính phủ Singapore đã có một phiên điều trần về vấn đề này.

Tin giả hoành hành mạng xã hội là mối lo của nhiều chính phủ - Ảnh: Straitstime

Ngày 14/3, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Singapore Janil Puthucheary phát biểu trong một cuộc họp báo: “Những thông tin giả mạo trên mạng xã hội sẽ được phân loại và ghép vào các khung hình phạt như gây chia rẽ tôn giáo, khiến cộng đồng hoang mang hoặc bôi nhọ chính phủ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, án phạt có thể dao động từ phạt tiền tới tội hình sự”.

Ông Janil cũng khẳng định chính quyền Singapore sẽ mở chiến dịch đẩy lùi tin giả quyết liệt như cuộc chiến chống ma túy vào năm 2008.

Indonesia

Trước thềm bầu cử 2019, mạng xã hội Indonesia bị một cơn bão các luồng tin giả tấn công. Nhiều trang mạng đã tung các bức ảnh được chỉnh sửa nhằm tấn công Thủ tướng tại nhiệm Joko Widodo và đảng của ông. Một số tài khoản tìm cách kích động các phần tử Hồi giáo cực đoan, chia rẽ cộng đồng.

Hình ảnh người tung tin giả bị bắt giữ được công khai tại một trụ sở cảnh sát ở Indonesia - Ảnh: TheStar

Theo cập nhật mới nhất, trong 3 tháng đầu năm 2018, chính phủ Indonesia đã đóng cửa hàng nghìn tài khoản Facebook, Instagram và Twitter vì tạo tin giả, bắt giữ nhiều thành viên cộm cán của nhóm tin tặc tự xưng là Muslim Cyber Army. Nhóm người này đã lập hàng loạt website, các fanpage trên nhiều mạng xã hội để kích động người dân biểu tình, gây rối.

Malaysia

Malaysia là quốc gia đầu tiên trong khu vực có các nỗ lực chống tin giả một cách chuyên nghiệp và bài bản qua hàng loạt các hội thảo và cuộc gặp với các nhà cung cấp mạng xã hội như Google, Facebook, Twitter… và thành lập một cơ quan an ninh chuyên trách xử lý tin giả.

Đây là động thái kịp thời sau 6 tháng cuối năm 2017 khi các trang tin giả tấn công ồ ạt các ngân hàng lớn như MayBank, Negara Bank khiến giới đầu tư hoang mang. Ngày 13/3, Bộ trưởng Bộ thông tin Malaysia cho biết chính phủ đã hoàn thành Đạo luật chống tin giả và sẽ sớm đưa vào xét duyệt trong thời gian tới.

Việt Nam

Thời gian gần đây, mạng xã hội Việt Nam trở nên nhiễu loạn với hàng loạt các tin giả khó kiểm soát liên quan đến hình thức sinh nở thuận tự nhiên. Sự can thiệp kịp thời của các cơ quan chức năng phần nào đã khiến người dân an tâm. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên những trường hợp tung tin giả nhằm trục lợi cá nhân bị xử lý.

Một tài khoản tung tin giả về tai nạn máy bay tại sân bay Nội Bài đã bị cơ quan chức năng xử lý - Ảnh: Facebook

Hầu hết các tài khoản này đều cho biết chỉ mong tăng lượng tương tác để bán hàng online hoặc gây sự chú ý và không ý thức được hậu quả nghiêm trọng sau đó.

Theo luật pháp hiện hành, hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” có thể bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng.

Thu Phương 

Tin nổi bật