Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Viễn cảnh ASEAN thời kỳ hậu Barack Obama

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN đầu tháng trước tại Lào là một trong những cuộc họp đa phương cuối cùng giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với các nhà lãnh đạo ASEAN.

(ĐSPL) - Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN đầu tháng trước tại Lào là một trong những cuộc họp đa phương cuối cùng giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với các nhà lãnh đạo ASEAN, khi nhiệm kỳ của ông sẽ chính thức kết thúc vào tháng Một năm 2017. Trong chuyến đi này, ông Barack Obama đã gửi thông điệp tới các nước Đông Nam Á rằng, Mỹ sẽ vẫn tiếp tục cam kết của mình trong chính sách "tái cân bằng" khu vực.

Từ lâu, sự hiện diện của Mỹ trong chiến lược tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành đối tác an ninh cho một số quốc gia ASEAN khi phải đối mặt với một Trung Quốc ngày càng tỏ rõ sự bành trướng và hung hăng.

Đã có một sự hoài nghi về việc Washington sẽ tái cân bằng như thế nào dưới thời một Tổng thống khác sau khi cuộc bầu cử Mỹ chuẩn bị kết thúc.

Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Nếu chính quyền mới của Washington chuyển trọng tâm đối ngoại rời khỏi khu vực Đông Nam Á, chính sách tái cân bằng của ông Barack Obama sẽ không còn và ASEAN được cho là sẽ mất đi nguồn lực đối chọi với Bắc Kinh.

Trên thực tế, hầu hết các nước ASEAN đều hoan nghênh việc Mỹ “tái cân bằng” dưới thời của chính quyền Tổng thống Barack Obama, tuy nhiên nó không có nghĩa, ASEAN sẽ hoàn toàn lựa chọn ngả về phe Washington để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bởi một động thái như vậy có thể kích hoạt một chuỗi phản ứng tiêu cực từ phía Bắc Kinh.

Một chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc-ASEAN đã chỉ ra rằng, Trung Quốc không phải là một mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng đối với hầu hết các nước ASEAN, do đó không có tình huống cấp thiết nghiêm trọng nào để các nước này phải lôi kéo bằng được Mỹ về một phe để đối đầu với Trung Quốc.

Thứ hai, việc công khai trải thảm đỏ mời Mỹ tiến vào ASEAN có thể giúp Mỹ được đứng vào vị thế “nắm đằng chuôi”, làm lu mờ vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và quan hệ "chủ - khách" sẽ bị đổi chỗ cho nhau. Điều này đi ngược lại mục tiêu chung của ASEAN đó là không để cho khu vực Đông Nam Á trở thành chiến trường cho sự cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc trên thế giới.

Trong hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Lào ngày 6/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Trung Quốc cần tuân thủ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) về vấn đề Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết trong việc dùng các biện pháp hòa bình để làm giảm căng thẳng và duy trì sự ổn định trong khu vực. Đây không phải là lần đầu tiên ông Barack Obama cố gắng sử dụng các nền tảng đa phương để gây áp lực lên Trung Quốc và tăng cường ưu thế của Mỹ trong khu vực ASEAN.

Trung Quốc đã phản ứng lại phát biểu của ông Barack Obama bằng việc nhắc lại, vấn đề Biển Đông cần được giải quyết song phương, không cần sự can thiệp của các quốc gia bên ngoài.

Cũng trong hội nghị này, Trung Quốc được cho là cố gắng sử dụng những chiêu bài ngoại giao lợi ích để tác động tới việc ngăn tuyên bố chung nhắc tới vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không thể có niềm vui trọn vẹn khi tuyên bố ban hành sau cùng vẫn nhắc tới tranh chấp ở Biển Đông, mặc dù đã không đề cập đến các phán quyết của tòa án.

Bản tuyên bố chung vừa qua được đánh giá là một văn bản hợp lý, làm tôn lên vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết vấn đề nội bộ khu vực, tránh rơi vào tình huống phải trở thành một lựa chọn sân sau cho Mỹ hoặc Trung Quốc đấu đá quyền lực.

Tổng thống Mỹ tiếp theo rất có thể sẽ kế thừa và tiếp tục các nỗ lực trong chính sách "tái cân bằng" của ông Barack Obama ở châu Á-Thái Bình Dương và ASEAN chắc chắn sẽ chào đón sự phát triển này. Tuy nhiên, như các lập luận trước đó, ASEAN sẽ không quá "vồ vập" lấy Mỹ để tránh hạ thấp vai trò trung tâm của mình.

Trên thực tế, ASEAN có ít ảnh hưởng đến việc ai sẽ trở thành Tổng thống mới của nước Mỹ. Những gì mà các thành viên ASEAN có thể làm được đó là thể hiện mình như là một tổ chức thống nhất mạnh mẽ mà Washington sẽ phải nghiêm túc xem trọng ở khu vực.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong bài phát biểu khi ông nhận chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2017, tuyên bố Manila sẽ tìm hướng đi để ASEAN luôn duy trì sự thống nhất và đoàn kết, trong khi chủ động hợp tác với các đối tác toàn cầu mới.

ASEAN dường như sẽ không dao động trước việc hậu Barack Obama sẽ ra sao trong những năm tiếp theo, hay bối rối trước câu hỏi chính sách “tái cân bằng” của Mỹ sẽ vẫn còn tiếp diễn hay không. Bởi, ASEAN đã chọn cho mình một con đường đi tự chủ như những gì thể hiện trong bản tuyên bố chung hôm 8/9. Tổ chức này hiểu rằng, bằng sự thống nhất nội bộ và tận dụng sự hỗ trợ thân thiện không trục lợi từ bên ngoài, mọi thứ là đủ để vượt qua những thách thức ở khu vực trong tương lai.

MẠNH KIÊN (theo The Diplomat) 

[mecloud]MNJvBjYWk5[/mecloud]

Tin nổi bật