Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Việc cần làm để giảm nguy cơ đột quỵ buổi sáng

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Để tỉnh táo, cải thiện lưu thông máu và tránh nguy cơ đột quỵ, bạn có thể nằm thư giãn, uống nước ấm, thực hiện các động tác co duỗi nhẹ nhàng...

Vnexpress dẫn lời bác sĩ Hoàng Quyết Tiến, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP. HCM, cho biết khoảng 80% trường hợp đột quỵ xảy ra vào buổi sáng. Nguyên nhân thường do huyết áp và nhịp tim tăng nhanh khi chuyển từ nằm sang vận động, cùng với sự tiết hormone căng thẳng như adrenaline. Cơ thể mất nước qua đêm làm máu cô đặc hơn, dễ gây tổn thương mảng xơ vữa, huyết khối. Lượng nitric oxide (NO) thấp vào sáng sớm, gây co mạch cũng góp phần tăng nguy cơ đột quỵ.

Bác sĩ Tiến hướng dẫn một số động tác hay thói quen đơn giản có thể giúp cơ thể ổn định hơn, giảm đột quỵ sau khi thức dậy.

Nằm thư giãn 3-5 phút trước khi rời khỏi giường, giúp não bộ tỉnh táo để kiểm soát tất cả bộ phận của cơ thể. Hoạt động này giúp tránh được nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe như tăng huyết áp, ngã do không tỉnh táo. Người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não không nên bật dậy sau khi thức giấc vì dễ khiến huyết áp tăng đột ngột, khả năng đột quỵ cao.

 

Uống nước ấm giúp làm ấm cơ thể, máu lưu thông dễ hơn. Sau một đêm ngủ, cơ thể bị mất nước thông qua các hoạt động sinh lý như thở, đi tiểu và ra mồ hôi. Vào buổi sáng, khi độ nhớt trong máu của cơ thể con người cao nhất, uống nước ấm kịp thời góp phần làm giảm mất nước, tránh tăng huyết áp.

Co duỗi, vận động nhẹ để làm ấm cơ thể thông qua các bài tập như vận động tay chân, yoga, thiền, đi bộ để tỉnh táo, tránh mệt mỏi, uể oải sau khi ngủ dậy. Các bài tập này còn giúp tăng tuần hoàn máu, giảm huyết áp, cải thiện chức năng tim mạch, duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, tăng mức nitric oxit (NO). Hoạt động cũng có tác dụng giãn mạch và cải thiện lưu thông máu, từ đó góp phần giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, các yếu tố gây đột quỵ.

Massage đầu, cổ, vai gáy có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, đau nhức cơ bắp. Hành động này có thể tuần hoàn máu, bớt đau đầu và cải thiện giấc ngủ. Massage cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giảm triệu chứng các bệnh mạn tính.

4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ 

Phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ rất quan trọng để có thể điều trị kịp thời, điều này đặc biệt cần thiết đối với mỗi bệnh nhân bị đột quỵ. Bỏ lỡ "thời điểm vàng" để cấp cứu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể sớm nhận biết bệnh bằng cách theo dõi 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ sau:

Hiện tượng hoa mắt và chóng mặt đột ngột

 

Đây có thể là dấu hiệu của sự giảm máu lên não. Khi máu không đủ lưu thông đến não, bệnh nhân sẽ cảm thấy choáng váng và có nguy cơ té ngã. Tình trạng này không chỉ gây tổn thương về cả sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của họ, tạo ra sự lo lắng và bất an.

Rối loạn giấc ngủ, kèm theo đau đầu kéo dài

Bạn cần đặc biệt lưu ý đến một trong 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ này. Khi cơ thể mệt mỏi và buồn nôn, đau đầu, rối loạn giấc kéo dài, đây chính là một dấu hiệu khác của đột quỵ. Sự gián đoạn trong giấc ngủ kéo dài có thể gây ra mất ngủ, tăng nguy cơ mệt mỏi, khó tập trung và có thể là cảnh báo cho một cơn đột quỵ sắp xảy ra.

Đau đầu dữ dội và buồn nôn ban đêm

Đây cũng có thể là một trong 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ, biểu hiện của sự tăng độ nhớt của máu, dẫn đến hình thành huyết khối và tắc nghẽn máu não. Đây là một biến chứng phổ biến của đột quỵ, đặc biệt là khi các triệu chứng xuất hiện vào thời điểm nghỉ ngơi và giấc ngủ của bệnh nhân.

Cảm giác tê cứng hoặc mệt mỏi ở tay và chân

Nếu bạn thấy triệu chứng này xuất hiện thường xuyên, đặc biệt khi chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, có thể đây là dấu hiệu của một cơn đột quỵ. Sự giảm cảm giác và sức mạnh trong một bên của cơ thể cũng có thể xuất hiện cùng với các triệu chứng này.

Ngoài ra, các triệu chứng khác như giảm thị lực, chảy nước dãi một bên, mắt xếch, nhếch miệng, mắt mờ, khó phát âm hoặc khó di chuyển cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ và không nên bị bỏ qua, theo Sức khoẻ & Đời sống.

Tin nổi bật