Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao USD được coi là 'vua' của các loại tiền tệ?

(DS&PL) -

Lần đầu tiên trong 20 năm, đồng USD và đồng euro có giá trị ngang nhau, và điều này được coi là một 'thắng lợi' của USD.

Việc đồng USD tăng giá và có giá trị ngang hàng với đồng euro có nghĩa là du khách Mỹ sẽ không phải trả thêm phí cho một phòng khách sạn ở Barcelona (Tây Ban Nha), ​​vé vào nhà hát Opera Paris (Pháp) hoặc một bữa tối đầy đủ các món ở Rome (Italy). 

Điều này đã khiến bà Teresa Valerio Parrot vô cùng hạnh phúc. Bà và chồng đã dự tính kỷ niệm 25 năm ngày cưới bằng một chuyến đi đến Hawaii hoặc California (Mỹ). Giá vé máy bay đang vô cùng đắt đỏ nhưng với 'sức mạnh' của đồng USD, một chuyến du lịch châu Âu đã trở nên hấp dẫn với họ.

Bà Valeria chia sẻ: "Chúng tôi đã nhận ra rằng giá đi đến Paris cũng chỉ ngang giá ở Mỹ".

Và do đó, 2 vợ chồng bà đã quyết định sẽ tới châu Âu vào tháng 9 tới. Lần cuối họ tới châu Âu là vào năm 2013, khi 1 euro tương đương với 1,30 USD.

Vì sao đồng USD được coi là 'vua'?

Vào thời điểm mà toàn thế giới đang phải đối phó với lạm phát tăng cao, lo lắng về suy thoái toàn cầu và thị trường bị rung chuyển bởi sự biến động lớn, đồng USD đã trở thành một 'hòn đảo'.

Đồng USD đã tăng giá trị hơn 10% so với các đồng tiền toàn cầu tính từ đầu năm 2022. Nghĩa là mọi người sẽ phải bỏ ít USD hơn để đổi lấy các loại tiền tệ khác. Ví dụ, vào đầu năm, một người phải mất 1,13 USD để mua một euro. Nhưng giờ đây, 1 USD có thể mua được 1 euro. 

Đồng USD của Mỹ được coi là "vua" của các loại tiền tệ. Ảnh: AFP 

Tuy nhiên, dù đồng USD đang mạnh lên nhưng nước Mỹ hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn vì vấn đề lạm phát. 

Tháng trước, lạm phát ở Mỹ đã tăng vọt 9,1% so với một năm trước. Trong đó, giá cả tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 4 thập kỷ. Để đối phó với tình trạng nàyo, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tăng lãi suất một cách mạnh mẽ, và điều đó làm dấy lên lo ngại các chính sách của Fed có thể dẫn đến suy thoái.

Nhưng những chính sách này đã phần nào thúc đẩy đồng USD tăng giá trị. 

Bà Jane Foley, người đứng đầu bộ phận ngoại hối tại Rabobank, cho biết: "Lãi suất cao hơn thường dẫn đến đồng tiền mạnh hơn".

Nguyên nhân là bởi các nhà đầu tư bắt đầu theo đuổi các khoản đầu tư bằng USD sẽ dẫn đến lợi nhuận cao hơn, so với tài sản bằng các loại tiền tệ khác.

Cục Dự trữ Liên bang không phải là ngân hàng trung ương duy nhất cố gắng kiềm chế lạm phát bằng cách điều chỉnh lãi suất, nhưng cho đến nay, cơ quan này đã làm được nhiều điều hơn những người khác. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng có kế hoạch tăng lãi suất, dự kiến được đưa ra trong cuộc họp tiếp theo vào cuối tháng này.

Một lý do khác khiến USD mạnh là bởi đồng tiền này đóng một vai trò duy nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Bà Foley nhận xét: "Đồng USD có tất cả các nguyên tắc cơ bản của riêng nó. Nói chung, một loại tiền tệ sẽ tương ứng với các nguyên tắc cơ bản của quốc gia mà nó thuộc về. Nhưng đây không nhất thiết là những gì xảy ra với đồng USD". 

USD vẫn tiếp tục là đồng tiền dự trữ thống trị. Các quốc gia trên thế giới tích trữ rất nhiều USD vì họ xem đó là một khoản tiền an toàn.

Điều gì đang dẫn đến sự suy yếu của đồng euro?

Các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng đang phải đối phó với lạm phát cao và có những lo ngại rằng một cuộc suy thoái có thể sắp xảy ra. Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu ở châu Âu là giá năng lượng.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga. Điều đó khiến giá cả tăng lên và người châu Âu đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.

Mặc dù giá xăng đã giảm so với thời điểm cao kỷ lục và dầu được giao dịch với giá dưới 100 USD/thùng, nhưng vẫn có những lo ngại rằng tình hình ở châu Âu có thể xấu đi hơn nữa. Phần lớn nguyên nhân bắt nguồn từ việc Nga là nhà cung cấp dầu và khí đốt lớn nhất cho các nước châu Âu.

Tuần này, đường ống dẫn khí Nord Stream 1, dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga sang Đức, đã được đưa vào ngoại tuyến để bảo trì theo lịch trình. Thời điểm ấy, nhiều người lo ngại tập đoàn năng lượng Nga Gazprom có nguy cơ không khôi phục dòng chảy qua Nord Stream 1. Gazprom sau đó đã nối lại hoạt động vận chuyển dầu qua đường ống trên. 

Dù vậy, vẫn còn nhiều lo ngại đối với vấn đề khí đốt. Các nước châu Âu đang chạy đua tích trữ nhiên liệu để chuẩn bị cho mùa đông tới. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình châu Âu. Nếu họ không thể tích trữ đủ lượng khí đốt vào mùa hè, họ có thể phải tiêu thụ khí đốt được tích cho mùa đông, và điều đó có thể dẫn đến suy thoái trên diện rộng. Các nhà máy có nguy cơ phải thu hẹp quy mô sản xuất, dẫn đến việc sa thải nhân viên và khả năng xảy ra suy thoái sẽ còn cao hơn.

Minh Hạnh (Theo NPR)

Tin nổi bật