Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao Thủ tướng Ấn Độ thăm Nhật Bản?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Thủ tướng Ấn Độ Narendra(ĐSPL) - Thủ tướng Ấn Độ Nar thăm chính thức Nhật Bản 5 ngày, bắt đầu từ ngày 30/8, nhằm củng cố quan hệ quốc phòng và kinh tế với Tokyo.

(ĐSPL) - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm chính thức Nhật Bản 5 ngày, bắt đầu từ ngày 30/8, nhằm củng cố quan hệ quốc phòng và kinh tế với Tokyo.

Ông Modi đã đến thăm nước này hai lần khi còn là Thủ hiến bang Gujaratt và gặp Thủ tướng Shinzo Abe trong cả hai chuyến viếng thăm này.

Theo thông tín viên VOA Anjana Pasricha từ New Delhi, việc nẩy nở các mối quan hệ giữa hai quốc gia Châu Á này một phần phát xuất từ nhu cầu tương trợ lẫn nhau để làm đối trọng với Trung Quốc mà cả hai nước đều có tranh chấp lãnh thổ.
Thủ tướng Narendra Modi đến Nhật Bản với một lịch trình làm việc phong phú. Ông đang tìm kiếm đầu tư nhiều hơn của Nhật Bản vào lĩnh vực chế tạo và hạ tầng cơ sở. Ông cũng nhắm vào những đột phá trong Hiệp ước hợp tác hạt nhân dân dụng, có thể mở cửa cho Ấn Độ nhập khẩu  nhiên liệu hạt nhân và công nghệ Nhật Bản.
Hai nước sẽ thảo luận về một thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng và khả năng bán thủy phi cơ tìm và cứu hộ của Nhật Bản cho Hải quân Ấn Độ. Ngoài Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, nhà lãnh đạo Ấn Độ cũng sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản.
Chuyên gia chiến lược Bharat Karnad tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi nói những lo ngại về một Trung Quốc hung hăng đang đẩy hai quốc gia này gần hơn đến một dối tác an ninh.
Ấn Độ từ lâu có những tranh chấp lãnh thổ  với Trung Quốc và đang lo ngại bị bao vây vì một loạt các cảng  Bắc Kinh đang xây dựng tại các nước láng giềng. Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc leo thang về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp tại Biển Hoa Đông.
Tuy nhiên thương mại lại là một lực đẩy mạnh hơn khiến cho Thủ tướng Ấn Độ  thăm Nhật Bản đầu tiên, bên ngoài Nam Á.
Cùng đi với Thủ tướng Modi có một phái đoàn hùng hậu các nhà doanh nghiệp. Ông đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nhật Bản trong việc xây dựng một đường xe lửa cao tốc và những thành phố khang trang là một phần của lịch trình làm việc của ông để đưa Ấn Độ tiến xa hơn trong thế kỷ 21.
Ông Manoj Joshi thuộc Quỹ Nghiên cứu  Quan sát tại New Delhi nói tình cảm “tương trợ lẫn nhau” đã khiến cho hai quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thứ ba Châu Á đến với nhau: “Nhật Bản là một quốc gia có nhiều công nghệ cao, có những nguồn lực có khả năng đầu tư và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở của chúng ta. Vì chúng ta có nhiều đòi hỏi về thời gian, chúng ta nhìn vào Nhật Bản như một đối tác tốt theo quan điểm của chúng ta, nhưng Nhật Bản cũng nhìn vào chúng ta vì Nhật Bản đang có những vấn đề với Trung Quốc nên nhiều công ty Nhật Bản nhìn vào Ấn Độ như là một nơi có thể đầu tư nhiều để đối đầu với Trung Quốc. Do dó Nhật Bản xem chúng ta như  một thị trường khổng lồ.”
Trong một chỉ dấu cho thấy Nhật Bản muốn giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc, nhật báo Nikkei tại Tokyo loan tin là hai nước sẽ ký một thỏa thuận chung để sản xuất đất hiếm mà nguồn cung cấp của Tokyo phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Ông Modi không lạ gì Nhật Bản. Ông đã đến thăm nước này hai lần khi còn là Thủ hiến bang Gujaratt và gặp Thủ tướng Shinzo Abe trong cả hai chuyến viếng thăm này.
Ông Bharat Karnad nói mối quan hệ thân thiện giữa hai ông Abe và ông Modi sẽ tăng cường mối quan hệ giữa hai nước: “Đây là chất kết dính củng cố các mối quan hệ. Họ giao tiếp thân thiện với nhau và trên căn bản hai ông đều nhìn thế giới cùng một quan điểm. Cả hai đều theo chủ nghĩa dân tộc, cả hai đều trung dung, những giá trị, những tư duy kinh tế của họ cũng tương đồng”.
Ông Modi là một trong 3 người được Thủ tướng Abe theo dõi trên Twitter. Trong một số tin nhắn ngoại giao trên Twttier trước chuyến đi thăm Nhật Bản, nhà lãnh đạo Ấn Độ đã viết bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, nói rằng “quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản với Ấn Độ được thử thách theo thời gian”.

Tin nổi bật