Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao thời trang bình dân Zara, H&M ồ ạt vào Việt Nam lại thành "hàng VIP", giá đắt đỏ?

(DS&PL) -

Người Việt thích hàng ngoại là điều khá rõ ràng, và sự xuất hiện của những thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới này được xem "bàn tiệc" hấp dẫn, khiến các "tín

Người Việt thích hàng ngoại là điều khá rõ ràng, và sự xuất hiện của những thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới này được xem "bàn tiệc" hấp dẫn, khiến các "tín đồ" khó thể cưỡng lại.

Sau khi ra mắt rầm rộ tại TP.HCM, Zara và H&M lại tạo nên cơn sốt tại Hà Nội. H&M Hà Nội báo số lượng khách mua sắm vượt cả tại TP.HCM với 13.000 lượt trong ngày đầu tiên.

Trong khi đó, cửa hàng đầu tiên của Zara tại Hà Nội không quá ồn ào trong ngày khai trương như tại TP.HCM, nhưng cũng nhận được sự chú ý rất lớn của người dân thủ đô. Tuy nhiên, trong dòng người rất đông tò mò tham quan các cửa hàng của H&M và Zara phần nhiều phải lắc đầu ra về, do không chọn được sản phẩm ưng ý, cũng như giá cả quá cao so với mức thu nhập của mình và thực tế chất lượng sản phẩm. Điển hình như giá đồ phổ biến từ 899.000; 1.099.000; 1.299.000… cho những chiếc quần bò và áo thun thì người tiêu dùng bình dân Việt khó có thể mua được.

Được coi là những thương hiệu thời trang bình dân trên thế giới, nhưng khi về Việt Nam, Zara và H&M lại không phổ biến cho nhóm đối tượng tiêu dùng bình dân. Ảnh: VietnamFinance

Bà Tưởng Thu Thủy - Phó tổng thư ký Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nhận định giá bán của H&M và Zara tại Việt Nam không dành cho số đông. H&M và Zara nổi tiếng trên thế giới là hàng thời trang nhanh, bình dân, giá rẻ, nhưng khi về Việt Nam, các hãng này đã không còn bình dân nữa mà dành cho tầng lớp trung lưu trở lên.

Bà Thủy cũng cho rằng thời trang của Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Việt Nam đang gia công cho nhiều hãng thời trang lớn trên thế giới trong đó có cả Zara, H&M, nên chất lượng các sản phẩm này nếu so với sản phẩm của nhiều thương hiệu Việt là điều không quá chênh lệch.

Về mẫu mã, nhiều thương hiệu Việt Nam cũng có những thành công nhất định. Mẫu mã khá đa dạng và phong phú, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, về thương hiệu vẫn là khâu yếu nhất của thời trang Việt Nam. H&M và Zara có lịch sử lâu đời và là những thương hiệu lớn. Ngoài ra họ cũng có cách làm thương hiệu rất tốt. Sự xuất hiện của họ ở Hà Nội ngay lập tức nhận được sức hút lớn, như một làn gió mới trên thị trường thời trang.

Hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 200 thương hiệu thời trang ngoại, chiếm hơn 60% thị trường với đủ các phân khúc từ cao cấp đến tầm trung, bình dân.

Nhiều thương hiệu đã và đang tiếp tục đến Việt Nam bằng nhiều hình thức. Nếu H&M mở cửa tại Việt Nam đầu tháng tháng 9 sau 2 năm rầm rộ chuẩn bị, thì Old Navy lặng lẽ đặt cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM trong tháng 6, thông qua IPP, nhà phân phối hàng hiệu đã mang nhiều thương hiệu có tiếng vào Việt Nam.

Trước đó, vào đầu năm, Sơn Kim Fashion cũng ký hợp tác đưa nhãn hàng Dickies (Mỹ) vào Việt Nam và trở thành nhà phân phối độc quyền. Sơn Kim cho biết cửa hàng đầu tiên sẽ hình thành trong năm nay, 5 năm tiếp theo sẽ mở 30 cửa hàng trên toàn quốc.

Công ty Cổ phần Maison cũng công bố liên tiếp đưa các nhãn hàng thời trang quốc tế phân khúc trung và cao cấp vào thị trường Việt Nam. Đến nay, Maison đã phân phối 21 nhãn hàng như Christian Louboutin, Karen Millen, Max&Co, Max Mara, NYS… và sở hữu 44 cửa hàng tại Việt Nam.

Uniqlo của Nhật Bản cũng đang ráo riết tuyển dụng nhân sự chuẩn bị ra mắt hai cửa hàng đầu tiên ở TP.HCM năm nay. Còn Forever 21 dự kiến có mặt tại Việt Nam vào năm 2018...

Với Zara, sau cửa hàng ở TP.HCM, thương hiệu này đang chuẩn bị mở cửa hàng tiếp theo tại Hà Nội trong tháng 10. H&M không tiết lộ thời điểm mở cửa hàng tiếp theo, nhưng khẳng định mở hàng loạt cửa hàng lớn nhỏ tại Việt Nam trong 2 năm tiếp theo.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật