Vì sao tháng Hai lại chỉ có 28 ngày khác hẳn so với những tháng còn lại trong năm? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, và cũng có khá nhiều giả thuyết lý giải cho câu hỏi này. Dưới đây là một trong số những lý giải được nhiều người tin.
Rất nhiều người thắc mắc vì sao tháng Hai lại chỉ có 28 ngày, khác biệt so với các tháng còn lại trong năm. Và họ cũng tin rằng tháng Hai ban đầu có 29 ngày nhưng đã bị “bớt xén” đi 1 ngày bởi Hoàng đế La Mã Augustus Caesar để thêm vào tháng 8 – tháng được đặt theo tên của ông (August). Nhưng, điều này chỉ là lời đồn đại không có căn cứ.
Thực tế là, tháng Hai có 28 ngày bởi vì, nó được thêm vào mãi về sau bởi người La Mã. Vào thế kỷ thứ 8 trước CN, người La Mã cổ đại đã sử dụng Lịch Romulus bao gồm 10 tháng bắt đầu từ tháng Ba (trùng với hiện tượng xuân phân) và kết thúc vào tháng Mười Hai.
Rất nhiều người thắc mắc vì sao tháng Hai lại chỉ có 28 ngày? |
Được biết, lịch La Mã ban đầu ban hành bởi Romulus, vị hoàng đế đầu tiên của thành Rome. Lịch do ông ta ban hành dựa vào chu kỳ của mặt trăng, tức là tương tự như âm lịch của người phương Đông, tuy nhiên chỉ có 10 tháng. 10 tháng của lịch này bắt đầu từ tháng ba và kết thúc vào cuối tháng mười hai (lưu ý rằng cách đánh số tháng 1, 2, 3, ... là do cách dịch của người Việt Nam, còn trong nguyên bản của lịch La Mã cũng như cách dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới thì mỗi tháng có tên riêng).
Như vậy một năm chỉ có 10 tháng, tức là có một khoảng thời gian kéo dài hai chu kỳ Trăng không được đưa vào lịch, vì Romulus cho rằng đây là thời gian mùa đông không có ý nghĩa gì với việc làm nông nghiệp nên không cần có quy ước.
Trước đó, một năm chỉ có 10 tháng, tức là có một khoảng thời gian kéo dài hai chu kỳ Trăng không được đưa vào lịch. |
Khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, hoàng đế Numa Pompilius là người quyết định đưa thêm hai tháng nữa vào lịch cho đủ 12 chu kỳ Trăng. Mỗi tháng có 28 ngày, làm cho lịch kéo dài đủ 12 chu kỳ Trăng, tổng cộng là 354 ngày. Tuy vậy, Pompilius cho rằng số 28 là con số không may mắn nên sau đó quyết định cho tháng một thêm một ngày thành 29 ngày, còn tháng hai không hiểu vì lý do gì vẫn giữ nguyên chỉ có 28 ngày.
Lịch đặt theo chu kỳ của mặt trăng dần bộc lộ điểm yếu, nó không phản ánh đúng chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa, vì chu kỳ này gắn liền với chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Vì thế, người La Mã lại quyết định cứ hai năm thì đưa vào thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23 tháng hai (những năm đó tháng hai chỉ có 23 ngày).
Việc thay đổi như trên làm việc tính lịch trở nên rắc rối. Đến khoảng năm 45 trước Công nguyên, Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này. Ông giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời (chu kỳ vị trí của mặt trời trên bầu trời, chứ không phải chu kỳ trái đất chuyển động quanh mặt trời vì thời đó người ta không biết trái đất có quỹ đạo quanh mặt trời).
Caesar cũng đặt quy định cứ 4 năm một lần thì tháng hai lại được cộng thêm một ngày cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày, điều này về cơ bản khá gần với chu kỳ thật của trái đất quanh mặt trời, hiện nay chúng ta biết là 365,2425 ngày.
Dương lịch mà con người sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã được hoàn thiện thêm. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên để tôn trọng lịch sử và đó là lí do tháng hai có ít ngày hơn các tháng khác. Về cơ bản đây chỉ là một qui ước, không gây ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của loài người.
Một vấn đề khác lại nảy sinh, người La Mã khá mê tín. Họ tin rằng số lẻ là xui xẻo nên Numa phải cố tính toán sao cho mỗi tháng là số lẻ. Nhưng để đạt “chỉ tiêu” 355 ngày, phải có một tháng là chẵn. Tháng Hai cuối cùng đã trở thành tháng “xui xẻo” và theo lời Cecil Adams, “Nếu phải có một tháng xui xẻo, nó nên là tháng ngắn”, khiến tháng Hai trở thành tháng duy nhất có 28 ngày.
[poll3]1125[/poll3]
Tổng hợp