Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao Ngọc Trinh khoe thân phản cảm chưa bị "sờ gáy"?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Luật sư Nguyễn Thành Công – đoàn luật sư TP.HCM cho rằng clip của Ngọc Trinh vừa qua là một clip phản cảm vì thiếu tính thẩm mỹ, trái với truyền thống...

(ĐSPL) – Luật sư Nguyễn Thành Công – đoàn luật sư TP.HCM cho rằng, clip của Ngọc Trinh vừa qua là một clip phản cảm vì thiếu tính thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Mấy ngày qua, những hình ảnh và clip Ngọc Trinh khoe thân táo bạo trong bồn tắm quảng cáo cho một nhãn hàng mỹ phẩm xuất hiện trên mạng và được lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Clip ghi lại khá nhanh hình ảnh của Ngọc Trinh khi cô đi làm về sau một ngày làm việc bận rộn. Rồi sau đó thay đồ và bước vào bồn tắm. Tuy nhiên, những cảnh quay quá gần cùng những động tác diễn tả vô cùng khêu gợi của Ngọc Trinh trong clip ngay lập tức bị cư dân mạng chỉ trích và gắn mác "phản cảm".

Nhiều ý kiến cho rằng, Ngọc Trinh phô diễn cơ thể một cách thái quá, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Cũng có người có rằng cô nàng cố tình tạo scandal để PR cho sự kiện diễn ra sau đó của ông bầu Khắc Tiệp vì quảng cáo sữa tắm mà chẳng thấy hình ảnh sữa tắm mấy chỉ thấy 3 vòng của cô nàng từ đầu đến cuối clip.

 Ngọc Trinh phô diễn cơ thể một cách thái quá trong clip quảng cáo mới đây.

Tuy nhiên, khi trả lời trên một trang báo điện tử về clip quảng cáo khoe thân trong bồn tắm này, Ngọc Trinh cho rằng clip quảng cáo có táo bạo nhưng không phản cảm như mọi người nói. Cô đã xem kỹ kịch bản và thấy phù hợp với hình tượng gợi cảm của mình.

"Đây là sản phẩm sữa tắm nên việc thực hiện các cảnh quay nóng bỏng ở trong phòng tắm là chuyện rất bình thường. Các bạn không thể quảng cáo sữa tắm ở trong một quán cà phê hay một shop bán quần áo thời trang được. Kịch bản yêu cầu có những cảnh quay 100\% cơ thể người mẫu, không sử dụng diễn viên nào đóng thế.

Nếu người tôi không đẹp, không đúng những gì mà nhãn hàng yêu cầu thì chắc chắn họ sẽ không lựa chọn tôi. Tôi và ê-kíp đều muốn lột tả hết vẻ đẹp ngoại hình của mình, đây cũng là những gì mà sản phẩm muốn truyền đạt. Tôi hài lòng với sản phẩm vừa thực hiện", Ngọc Trinh trả lời.

Sáng ngày 12/6, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP.HCM) về clip quảng cáo của Ngọc Trinh.

 Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP.HCM).

Luật sư Nguyễn Thành Công cho rằng, clip của Ngọc Trinh vừa qua là một clip phản cảm vì thiếu tính thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Theo Luật Quảng cáo 2012 thì clip quảng cáo của Ngọc Trinh đã vi phạm khoản 3, điều 8 trong hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, Ngọc Trinh sẽ không bị phạt vì không có quy định người đóng clip quảng cáo phản cảm mà chỉ xử phạt nhãn hàng, đơn vị quảng cáo.

- Clip quay quảng cáo của Ngọc Trinh mới đây gây xôn xao cộng đồng mạng với nhiều cảnh quay được cho là khoe da thịt trần trụi, phản cảm. Còn đối với luật sư, luật sư đánh giá như thế nào về clip này?

Theo quan điểm của cá nhân tôi thì clip quảng cáo này là “phản cảm”. Tiêu chí của quảng cáo là để giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ... Quảng cáo là hoạt động truyền thông giữa người với người mà trong đó cá nhân, tổ chức muốn đưa thông tin về một sản phẩm, dịch vụ nào đó đến khách hàng một cách thuyết phục. Trong clip đó, tôi cũng không nhận ra rõ sản phẩm được quảng cáo là gì và nó có tác dụng như thế nào. Nếu xét về tính hiệu quả của quảng cáo này thì nó quá tồi, còn xét về tính nội dung thì nó quá “phản cảm”.

Có thể nói cách làm này là có dụng ý của chủ đầu tư clip là lôi kéo sự tò mò của khán giả. Bởi muôn đời nay, cơ thể của phụ nữ đẹp luôn là sự hấp dẫn cho bất cứ phái nào. Trưng bày, trình diễn sự hấp dẫn này luôn lôi cuốn sự chú ý. Nhưng xét trên bề mặt chung của xã hội và văn hóa nghiêm túc thì lại là sự vi phạm.
- Nhưng rõ ràng là rất khó để phân định rằng phản cảm hay không phản cảm vì ranh giới của sự gợi cảm - phản cảm cũng rất gần và mong manh?

Đầu tiên phải định nghĩa rõ khái niệm “phản cảm” là gì. Đó là những hành động, phát ngôn, cách ăn mặc, ứng xử... không phù hợp, trái với thuần phong mỹ tục... Theo đó thì tiêu chí để đánh giá “phản cảm” hay không tùy thuộc vào những chuẩn mực xã hội mà tập thể đó đặt ra.

Đơn cử về cách ăn mặc của phụ nữ: ở các nước Hồi giáo, một người phụ nữ đoan chính là phải dùng mạng che mặt, mặc quần áo trùm kín cơ thể chỉ để lộ đôi mắt; còn ở các nước phương Tây, người ta lại dễ dàng trưng bày hình ảnh những cô gái trong những show trình diễn nội y một cách thoải mái và coi đó là bình thường.

Xu thế hội nhập hiện nay khiến những chuẩn mực văn hóa Đông-Tây ngày càng xích lại gần nhau nên sự giao thoa văn hóa đã làm thay đổi ít nhiều những định chuẩn của từng quốc gia, khu vực tuy nhiên luôn có giới hạn bởi văn hóa vùng miền, quốc gia, khu vực được hình thành bởi quãng thời gian dài chứ không phải một sớm một chiều.

Một số trường hợp người ta có thể lấy cái cớ “Tây hóa” để bao biện cho sự “phản cảm” của mình. Việc phân định một hành vi “phản cảm hay không phản cảm” sẽ vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên quan điểm của tôi vẫn luôn nghiêng về phía truyền thống văn hóa Á Đông nhiều hơn và cho rằng clip của Ngọc Trinh mới đây là phản cảm.

 "clip của Ngọc Trinh mới đây là phản cảm" - Luật sư Nguyễn Thành Công.

- Việc Ngọc Trinh quay clip quảng cáo có những hình ảnh khoe thân một cách lộ liễu có vi phạm luật không thưa luật sư?

Việc xác định có hay không phản cảm trong một hành vi, cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp quy nào định lượng rõ. Ví dụ, hở da thịt của người mẫu quảng cáo đến bao nhiêu phần trăm được xem là phản cảm là bị cấm. Thẩm định này chỉ mang dựa trên ý chí chủ quan, định tính của người thực hiện.
Theo Luật Quảng cáo 2012 thì clip quảng cáo của Ngọc Trinh vi phạm điều cấm, cụ thể:

Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
3: Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Theo đó, thì để đánh giá một cách khách quan hành vi quảng cáo đó có “thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam” hay không thì cần tiến hành thẩm định sản phẩm quảng cáo được quy định trong Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện Luật quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Điều 3. Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo
1. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành thẩm định sản phẩm quảng cáo theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm quảng cáo có nội dung liên quan đến quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật quảng cáo;
Hội đồng thẩm định quảng cáo cũng được quy định trong Luật quảng cáo 2012:

Điều 9. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo
1.Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là tổ chức tư vấn trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giúp Bộ trưởng xem xét và đưa ra kết luận về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
2.Thành phần của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo bao gồm đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.
3.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo.

Như trên phân tích, vì kết quả thẩm định này là quyết định từ cảm tính nên chắc chắn sẽ có bất đồng và không phục bởi mỗi người có chuẩn văn hóa khác nhau dù cùng ở trong một nền văn hóa.

- Nếu clip của Ngọc Trinh được xác định là vi phạm những điều trên thì Ngọc Trinh hay nhãn hàng quảng cáo hoặc cả hai sẽ bị xử phạt ? Và mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu, thưa luật sư?

Hiện không có quy định xử phạt đối với người đóng quảng cáo, tức trường hợp này Ngọc Trinh không bị phạt. Chỉ có nhãn hàng quảng cáo bị xử phạt nếu sau khi có kết luận của Hội đồng thẩm định cho rằng hành vi của Ngọc Trinh cũng như nhãn hàng quảng cáo vi phạm điều cấm thì sẽ bị xử phạt theo quy định Luật Quảng Cáo 2012.

Điều 11. Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo
1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo sản phẩm “thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam” được quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Quảng cáo có nội dung trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Xin cảm ơn luật sư!

Tin nổi bật