Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao Nga “mê” tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Giới chức Nga rất cần bổ sung tàu đổ bộ lớp Mistral vào biên chế hải quân bởi Moscow hiện chưa thể tự đóng được lớp tàu dạng này.

(ĐSPL) – Giới chức Nga rất cần bổ sung tàu đổ bộ lớp Mistral vào biên chế hải quân nhằm phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa quân sự bởi Moscow hiện chưa thể tự đóng được lớp tàu dạng này.
Các tàu thuộc lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công mới của hải quân Pháp, cũng còn gọi là tàu sân bay trực thăng. Đây là loại tàu đổ bộ tấn công, chỉ huy và cơ động lực lượng chớp nhoáng mới của Hải quân Pháp. Chúng sẽ được dùng làm tàu chỉ huy, đổ bộ tấn công, hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thực hiện các sứ mệnh tác chiến hải quân khác.
Vì sao Nga muốn mua tàu đổ bộ Mistral?
Với chiều dài 199m, chiều rộng 32m và lượng giãn nước là 21.600 tấn, Mistral là chiến hạm lớn hai của Hải quân Pháp chỉ đứng sau tàu sân bay Charles de Gaule và là tàu đổ bộ lớn nhất trong các tàu cùng loại tại châu Âu hiện nay.
Tàu lớp Mistral có kết cấu khoang đáy khá lớn, được chia làm nhiều khoang, mỗi khoang chứa đều được lắp đặt 1 hoặc 2 thang máy phục vụ việc vận chuyển xe cơ giới và trực thăng. Khoang đầu tiên là boong phóng máy bay. Khoang này có một sân bay rộng khoảng 6.400 m2, được bố trí 6 vị trí cho 6 máy bay trực thăng có thể cất cánh cùng một lúc. Khoang chứa máy bay có thể chứa 16 máy bay trực thăng hạng nặng hoặc 35 máy bay trực thăng hạng nhẹ.

Quân đội Nga rất muốn sở hữu tàu đổ bộ lớp Mistral của Pháp.

Nếu được trang bị thêm một mô đun dốc nhảy trượt, dài 15-20m, Mistral có thể đảm nhiệm vai trò của một chiếc tàu sân bay hạng nhẹ, có thể bố trí triển khai các máy bay cất hạ cánh thẳng đứng hoặc đường băng ngắn kiểu Harrier và F-35.
Tàu đổ bộ lớp Mistral còn có khoang chứa chuyên dụng với diện tích 2.650 m2 để chở trang thiết bị phục vụ cho các chiến dịch của hải quân. Nó có thể chở một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, hoặc một thiết đội 13 xe tăng hạng nặng Leclerc và 46 xe các loại khác. Các tàu Mistral có thể vận chuyển tới 450 quân, với các chiến dịch ngắn hạn có thể tăng gấp đôi lên 900 quân.
Ở đuôi tàu được thiết kế với một cửa lớn, bên trong khoang đó có thể làm ngập nước trợ giúp hoạt động của tàu đổ bộ đệm khí. Khoang chứa này rộng 885 m2 có thể triển khai được 4 tàu đổ bộ thông thường loại CMT. Các tàu Mistral có thể mang 2 đổ bộ đệm khí loại LCAC.
Hệ thống phòng vệ của Mistral gồm hai tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn MBDA Simbad dùng cho tên lửa Mistral. Tổ hợp này được tích hợp hệ thống ra đa dẫn đường hồng ngoại với tầm hoạt động hơn 6 km cung cấp khả năng phòng thủ trước máy bay và tên lửa hành trình đối hạm, hai tổ hợp pháo phòng không hải quân Breda-Mauser 30mm được sử dụng tiêu diệt tàu tuần tiễu cỡ nhỏ, phòng không tầm ngắn, máy bay, trợ giúp tấn công các xe thiết giáp hỗ trợ cho lính thủy đổ bộ lên bờ biển và bốn súng máy M2-HB Browning 12,7mm.

Tàu đổ bộ lớp Mistral L9013 trong biên chế hải quân Pháp.

Hệ thống radar của tàu Mistral có thể phát hiện các mục tiêu tầm thấp và trung bình ở các khoảng cách tới 140 km và các mục tiêu ở khoảng cách tới 180 km ở chế độ cảnh giới không gian 3 chiều tầm xa. Trong chế độ tự vệ, nó có thể phát hiện và theo dõi mối đe dọa bất kỳ trong vòng bán kính 60 km.
Sức mạnh của Mistral trong tác chiến thuỷ lục phối hợp nằm ở khả năng đổ quân nhanh với số lượng lớn các xe chiến đấu hạng nặng trên các địa hình bờ biển phức tạp. Đồng thời, các máy bay trực thăng từ Mistral có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ phức tạp ở khoảng cách xa hay những hoạt động quân sự nằm sâu trong đất liền.
Phù hợp với chiến lược hiện đại hóa quân sự của Nga
Hợp đồng mua tàu Mistral rất phù hợp với học thuyết quân sự đang phát triển của Nga. Moscow đang thực hiện một chương trình hiện đại hóa vũ khí đầy tham vọng, với mục tiêu nâng tỉ lệ các vũ khí và trang thiết bị hiện đại trong toàn bộ các lực lượng vũ trang lên 70\% vào năm 2020. Chương trình hiện đại hóa này đặc biệt tác động đến hải quân. Trong vòng hai thập niên qua, Nga mới chỉ đóng được bốn tàu nổi dựa trên các thiết kế lạc hậu thời Liên Xô, nhưng sẽ nhận được 50 tàu hoàn toàn mới trong thời gian 2010-2020. Các xưởng đóng tàu của Nga đơn giản là không thể đóng loại tàu hiện đại như Mistral một cách nhanh chóng và độc lập vào thời điểm này. 

Tàu đổ bộ Mistral có thể mang theo tối đa 40 xe tăng Leclerc.

Nga nói rằng những tàu chiến đổ bộ Mistral đầu tiên sẽ được triển khai ở châu Á-Thái Bình Dương. Đầu tháng 2/2011, Itar-Tass dẫn lời một "nguồn tin" trong Bộ Quốc phòng Nga nói rằng cả hai tàu nói trên sẽ được triển khai ở quần đảo Nam Kuril mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Nguồn tin này cho biết cơ sở hạ tầng thích hợp sẽ được xây dựng để đáp ứng hai chiếc tàu đó. Những tin tức khác nói rằng một tàu Mistral sẽ được triển khai trong Hạm đội Thái Bình Dương tại Vladivostok và tàu còn lại sẽ được phiên chế vào Hạm đội biển Bắc ở Bắc Cực.
Tàu Mistral đầu tiên sẽ được phiên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương, lực lượng đang được chuyển hóa thành bộ phận cấu thành mạnh nhất của Hải quân Nga và là yếu tố cốt lõi của Bộ chỉ huy Chiến dịch-Chiến lược phía Đông được thành lập năm 2010. Theo Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách trang thiết bị, chính hệ thống thông tin chiến đấu SENIT-9 của tàu Mistral, chứ không phải là khả năng tấn công, sẽ mang vai trò chỉ huy trong những năm tới. Các tàu Mistral sẽ đóng vai trò đi đầu cho những khí tài hải quân mới được trang bị cũng như những khí tài được chuyển sang Hạm đội Biển Bắc, và sẽ có vai trò kiểm soát chiến dịch đối với các tàu nổi, tàu ngầm cũng như các lực lượng phòng thủ trên không và duyên hải trải dài từ Vladivostok tới Chukotka.
Năm 2011, Nga ký kết hợp đồng 1,2 tỷ euro mua 2 chiếc tàu chiến Mistral của Pháp. Tàu Vladivostok được dự kiến bàn giao vào mùa thu năm nay, tàu Sevastopol - vào năm 2015.
Mới đây, Tổng thống Hollande thông báo, Pháp hoãn việc giao tàu đổ bộ trực thăng Vladivostok lớp Mistral cho Nga do “hành vi của Nga tại miền đông Ukraine trái ngược lại với những nền tảng an ninh của Châu Âu”. Tuy nhiên, một chuyên gia Pháp trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, nhận định, tuyên bố của ông Hollande dưới dạng cảnh báo, quan điểm của Pháp nói chung không thay đổi, các tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral sẽ được bàn giao.
Theo thẩm định của Viện Quan hệ Quốc tế Chiến lược Pháp, trong trường hợp hủy hợp đồng, Pháp chẳng những thất thu 1,2 tỷ euro mà còn phải bồi thường cho phía Nga 5 tỷ euro nữa.

Tin nổi bật