Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao Nga không cứu Tổng thống Ukraine Yanukovich?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Định kiến khiến phương Tây không giải thích nổi nguyên nhân sâu xa thúc đẩy các cuộc nổi dậy ở Ukraine và mối quan hệ phức tạp Putin-Yanukovich.

(ĐSPL) - Định kiến khiến phương Tây không giải thích nổi nguyên nhân sâu xa thúc đẩy các cuộc nổi dậy ở Ukraine và mối quan hệ phức tạp Putin-Yanukovich.
Trong quan hệ với Nga và phương Tây, Tổng thống Ukraine bị bãi nhiệm Victor Yanukovich đã tìm cách “đâm bị thóc, chọc bị gạo” để đứng giữa trục lợi.

Vì sao Tổng thống Nga Putin không cứu Tổng thống Ukraine Yanukovich?

Cựu quan chức CIA đặc trách các vấn đề Nga và Âu-Á Eugene Rumer - hiện là giám đốc của Chương trình Nga và Âu-Á tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình – nhận xét: “(Tổng thống) Yanukovich đã ranh ma kích động (Tổng thống) Putin chống Châu Âu và Mỹ. Chính vì vậy mà hai vị lãnh đạo này không hề ưa nhau, không tin tưởng lẫn nhau…Rất nhiều người đã nói về vai trò của Nga ... nhưng lại bỏ qua thực tế rằng Ukraine đã độc lập suốt 25 năm qua và cuộc khủng hoảng này thực sự là một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ của Ukraine”.
Rõ ràng, Tổng thống Putin có nhiều lợi ích ở Ukraine. Ông không muốn NATO và Mỹ có quân sự ở nước láng giềng sát nách này. Đó là chưa kể quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp quốc phòng của hai nước trong việc chế tạo máy bay, tàu chiến. Hạm đội Biển Đen của Nga đang thuê căn cứ ở Sevastopol của Ukraine trên bán đảo Crimea và một trong những tuyến đường ống chính vận chuyển khí đốt Nga sang Châu Âu đi qua lãnh thổ Ukraine.
Nhưng quan trọng hơn, theo nhà phân tích Simon Saradzhyan của Đại học Harvard, Tổng thống Putin và cố vấn của ông vẫn cho rằng người Nga, người Ukraine và người Belarus là cùng một dân tộc và “do đó tìm cách lôi kéo Ukraine vào quỹ đạo của Nga”. Ông Saradzhyan nói: "Qui mô của dân số và  của nền kinh tế sẽ khiến cho Ukraine trở thành một tài sản có giá trị trong Liên minh Âu-Á, một liên minh mà  ông Putin muốn xây dựng trong không gian hậu Liên Xô”.
Tuy nhiên, nhà phân tích Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, nhận xét Yanukovich "chưa bao giờ là người của Nga". Ông Trenin nói: “Ông ta là một đối tác rất khó chịu của Nga, một đối tác không đáng tin cậy và chơi xấu người Nga nhiều lần. Đó là một con người hoàn toàn không đáng tin cậy”. Ông Trenin cho rằng mục tiêu duy nhất của Tổng thống Yanukovich là duy trì quyền lực và để bảo vệ tài sản cá nhân cũng như sự giàu có của gia đình. Ông nói thêm: "Yanukovich luôn luôn dao động giữa Nga và châu Âu vì quyền lợi riêng. Vì vậy, người Nga từ lâu đã từ bỏ Yanukovich”.
Đặc phái viên của Tổng thống Putin tới Kiev và từ chối ký vào thỏa thuận ngừng bắn mới nhất giữa Yanukovich và phe đối lập, trong đó đồng ý về bầu cử trước thời hạn và trở về với một hiến pháp chuyển giao quyền lực nhiều hơn cho Chủ tịch Quốc hội.
Nhà phân tích Trenin nói tiếp: “Tôi nghĩ rằng điện Kremlin… cảm thấy bị Yanukovich phản bội. Có lẽ phản bội là một cụm từ quá mạnh, nhưng chắc chắn Yanukovich đã dùng con bài Châu Âu chống lại con bài Nga”.
Tuy không mặn mà với Tổng thống Yanukovich, nhưng Tổng thống Nga Putin đang lo ngại một kịch bản Nam Tư có thể tái diễn ở Ukraine.
Nhà phân tích Andrew Weiss của tổ chức Carnegie, một chuyên gia về Ukraine làm việc cho các chính quyền Clinton và George HW Bush, nói: "Tôi nghĩ rằng đối với điện Kremlin, triển vọng của một kịch bản Nam Tư ở Ukraine là khá đáng sợ”. Ông Weiss gọi diễn biến tình hình ở Ukraine là “bốn thất bại chính trị" của Ukraine , Châu Âu, Nga và Mỹ. Tại Ukraine, các bên “đều không muốn can dự vào giai đoạn đầu của cuộc xung đột và nó đã nhanh chóng bị các thế lực địa phương bắt làm con tin”.
Thỏa thuận hợp tác kinh tế-chính trị mà Liên minh Châu Âu mời chào Ukraina là quá xa vời để giải quyết vấn đề tài chính trước mắt của Ukraine. Trong khi đó, Nga cam kết cung cấp cho Ukraine  15 tỷ USD. Nếu Tổng thống Putin không thực hiện cam kết viện trợ cho Ukraine 15 tỷ USD do Tổng thống Yanukovich liên tục nhượng bộ phe đối lập, trái bóng sẽ được đẩy sang phần sân của Châu Âu và Mỹ, những nước “không sẵn sàng vét túi như điện Kremlin”.
Chính phủ Ukraine sẽ phải thanh toán nợ nhiều hơn 15 tỷ USD trong hai năm tới. Không có tiền của Nga, Mỹ và Liên minh Châu Âu sẽ buộc phải đưa ra một số hình thức hỗ trợ khẩn cấp. Ông Andrew Weiss nói tiếp: “Tôi không tin Brussels hay Washington cung cấp gói cứu trợ tài chính lớn cho chính phủ Ukraine. Đất nước này có thành tích cải cách kinh tế cực kỳ tồi tệ, đồng nội tệ mất giá liên tục và nền kinh tế bị các ông trùm thao túng”.
Thật trớ trêu, việc duy trì một nước Ukraine thống nhất là một ưu tiên của cả chính quyền Obama lẫn của Nga. Chuyên gia Trenin cho rằng “nội chiến ở Ukraine là “quá nguy hiểm cho chính nước Nga”.
Nga sẽ ra sức bảo vệ người kiều dân Nga ở Ukraine và căn cứ hải quân trên bán đảo Crimea. Nhà phân tích Saradzhyna dẫn lời một quan chức Nga cao nói với tờ Financial Times: "Nếu Ukraine bị xé lẻ, điều này sẽ kích hoạt một cuộc chiến tranh... Họ sẽ mất Crimea đầu tiên vì chúng tôi sẽ bảo vệ bán đảo này, cũng giống như chúng tôi đã làm ở Georgia”. Nhưng nhà phân tích Trenin lại nói: "Tôi không nghĩ rằng người Nga muốn xâm nhập Crimea. Có nhiều khả năng là trong tương lai, các vùng miền  của Ukraine sẽ…có thể đi theo các hướng khác nhau. Và nỗ lực của Kiev nhằm kiểm soát những khuynh hướng tự trị hoặc có thể dẫn đến căng thẳng mới ở Ukraine”.
Chính phủ mới sẽ phải tìm cách mới hàn gắn đất nước Ukraine và Tổng thống Putin sẽ không “khoanh tay đứng nhìn” những gì đang xảy ra ở Ukraine. Chỉ có điều ông không phải là người giật dây điều khiển “con rối Yanukovich”.
Minh Đức (theo CNN)

Tin nổi bật