Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao nạn "bạo hành chồng" vẫn chưa được quan tâm đúng mức?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đày đọa tinh thần, kìm kẹp, phong tỏa kinh tế, ác mộng cuộc sống tình dục, đau đớn thể xác… là những hành vi bạo lực gia đình mà rất nhiều phụ nữ đã và đang phải

(ĐSPL) - Đày đọa tinh thần, kìm kẹp, phong tỏa kinh tế, ác mộng cuộc sống tình dục, đau đớn thể xác… là những hành vi bạo lực gia đình mà rất nhiều phụ nữ đã và đang phải hứng chịu. Tuy nhiên, ít ai có thể ngờ rằng một bộ phận nam giới cũng đang là nạn nhân của những hành vi bạo lực.

Bị vợ đánh ghen vì tội… chụp ảnh hàng xóm

Theo hồ sơ vụ án, vợ chồng ông C. và bà E. định cư nước ngoài về thăm quê (xã Tân An Luông- Vũng Liêm). Ông C. hay sang nhà U.- cô hàng xóm trẻ tuổi, xinh đẹp trò chuyện khiến người vợ nghi ngờ chồng có tình cảm lăng nhăng. Hành vi của ông C. bị vợ “giám sát” chặt mà không hề hay biết. Đến ngày 11/4/2015, bà E. theo dõi, biết ông C. đang ở nhà “tình địch” và bắt gặp cảnh ông C. dùng điện thoại chụp hình cô U. khiến bà E. điên tiết. Mặc dù, ông C. và cô U. giải thích 2 người chỉ là xóm giềng bình thường, không có tình cảm nam nữ nhưng bà E. không tin và xông vào túm tóc “tình địch” đánh một trận.

Lúc này, chị Nguyễn Thanh Thúy và Nguyễn Thị Tiền là hàng xóm biết chuyện, đến can ngăn giải thoát cho U. khỏi cơn ghen tuông của bà E. Vụ việc tưởng chừng như dịu xuống khi bà E. được người thân đưa về nhà nghỉ. Nhưng khi bà E. nói lại với con gái chuyện đi đánh ghen và bị “bồ nhí” của cha cùng với Thúy, Tiền đánh lại thì con gái cũng… lên ruột. Có lẽ cũng vì ghen tuông, ấm ức trong lòng nên bà E. cảm thấy trong người không khỏe, khiến đứa con gái lo sợ mẹ bị đánh có thương tích nên gọi điện thoại cho em trai là Nguyễn Diệp Long đang làm việc ở TP Vĩnh Long về nhà đưa mẹ đi bệnh viện.

Hay tin, Long lập tức chạy xe về nhà. Thấy bà E. đang buồn rầu, mệt mỏi và được người nhà kể lại vụ việc, đáng lẽ Long phải bình tĩnh để tìm hiểu rõ nguyên nhân thì Long lại muốn tìm “bồ nhí” của cha giải quyết theo kiểu bạo lực để “dằn mặt”. Do đó, Long không đưa bà E. đến bệnh viện mà lấy xe chạy đi tìm U. để “nói chuyện” cho rõ. Trên đường đi, Long lượm một đoạn sắt làm hung khí đi “đánh ghen giùm” mẹ.

Ảnh minh họa.

Đến nhà của U., Long hung hăng, hét to: “Tụi bây đánh mẹ tao hả?” Mặc cho nhiều người giải thích nhưng Long như kẻ điên cuồng cầm đoạn sắt đánh liên tiếp vào người của U. và chị Thúy gây thương tích nặng. Lúc này, chị Tiền đến khuyên can nhưng sức phụ nữ không thể cản ngăn được Long. May mắn là người dân hay được đến can ngăn và giúp U., Thúy và Tiền chạy thoát. Không còn ai để trút cơn giận nên Long vứt bỏ hung khí ra về. Còn cô U. và Thúy bị nhiều vết thương trên người, máu ra nhiều nên được người dân đưa đến cơ sở y tế băng bó.

Trong 2 bị hại, có cô U. bị Long đánh gây thương tích nặng: gãy 1/3 giữa thân xương tay phải phẫu thuật và nhiều vết thương ở vùng mặt, chân, ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ, tỷ lệ thương tật của U. là 14%. Riêng đối với chị Thúy, vết thương nhẹ hơn nên chị từ chối giám định pháp y. Sau vụ án, Long tỏ ra ăn năn, hối hận về hành vi sai phạm của mình. Long tự nguyện khắc phục hậu quả là 350 triệu đồng, bao gồm tiền điều trị vết thương, mất sức lao động, tổn thất tinh thần cho U. và Thúy.

Hiện Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Vũng Liêm đã hoàn tất hồ sơ vụ án, truy tố Nguyễn Diệp Long về hành vi Cố ý gây thương tích và chuyển hồ sơ sang TAND huyện Vũng Liêm để đưa ra xét xử. Theo đó, bị can Long phạm tội Cố ý gây thương tích” theo khoản 1, Điều 104 Bộ luật Hình sự có tính chất côn đồ, dùng hung khí nguy hiểm, phạm tội đối với nhiều người nên cần xử lý nghiêm. Vụ án xuất phát từ sự nghi ngờ mối quan hệ giữa ông C. và U. dẫn đến rạn nứt tình cảm vợ chồng và vô tình khiến đứa con trai vì thương mẹ, thiếu kiềm chế mà dẫn đến phạm tội. Đây cũng là bài học trong các mối quan hệ tình cảm và cần giữ sự trong sáng, lành mạnh, để tránh ảnh hưởng tình cảm vợ chồng.

Cam chịu vì… sĩ diện

"Bạo hành ngược", chuyện nghe có vẻ buồn cười nhưng lại tồn tại và ngày càng phổ biến hơn trong xã hội hiện nay. Các bà vợ không cần "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân", máu me rùng rợn như kiểu "hoạn chồng", mà màn bạo hành đôi khi chỉ là những lời đay nghiến, xúc phạm. Có quý ông do phụ thuộc kinh tế vào vợ nên bị vợ siết chặt chi tiêu hòng ngăn cản chồng đến với các hoạt động kết giao cộng đồng, quan hệ xã hội.

Thoạt nhìn tưởng bình thường, không nghiêm trọng nhưng đó cũng là một dạng bạo hành gia đình có tên gọi là "bạo hành xã hội". Nhiều đấng mày râu thường xuyên bị vợ bạo hành về cả thể xác lẫn tinh thần nhưng họ vẫn cố âm thầm chịu đựng. Bởi họ sợ nếu mọi việc vỡ lở sẽ bị mọi người chê cười. Đơn cử như trường hợp của anh Nguyễn Hữu L. (45 tuổi), ở cù lao Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Cuộc sống hôn nhân của anh L. bắt đầu trở nên nặng nề khi trong một lần uống rượu quá say, anh bị tai biến dẫn đến liệt nửa người. Từ đó, gánh nặng gia đình với 4 miệng ăn đè lên đôi vai chị Lê Thị Bé T. - vợ anh.

Cũng kể từ đó chị Bé T. "thay tính đổi nết". Cả ngày chị buôn bán ngoài chợ, nên dù bệnh tật anh L. và các con vẫn cố gắng cơm lành canh ngọt, những mong đỡ bớt cho chị T. một phần vất vả. Thế nhưng, không ít lần chị buông lời nói mát anh là kẻ vô dụng, sống "bám váy vợ". Tủi nhục, nhưng không muốn các con buồn, gia đình xáo trộn, anh L. đành nín nhịn. Nào ngờ, chị Bé T. ngày càng quá quắt, không những nói bóng nói gió, chị còn đay nghiến thẳng mặt chồng. Anh L. nóng giận to tiếng, liền bị chị ta hất cả mâm cơm vào người. Không hôm nào là anh L. không phải chịu cảnh vợ về tới nhà là “đá thúng đụng nia”, nhưng tuyệt nhiên anh không hề hé răng với ai nửa lời.

Có khi, anh L. bị vợ đánh đến bầm tím tay chân, nhưng khi đến trạm xá anh chỉ cười bảo do liệt nửa người, tập đi nên té. Nhiều lần anh L. viết đơn ly dị nhưng chẳng hiểu sao, chị T. lại không đồng ý ký đơn. Vì ngại nói ra lý do chính đáng là bị vợ bạo hành nên năm lần bảy lượt anh L. không thể đường đường chính chính chấm dứt với người vợ cạn nghĩa. Cam chịu cảnh "địa ngục trần gian" được 3 năm, trong một lần cự cãi, chị Bé T. đạp vào chiếc xe lăn anh L. đang ngồi làm anh ngã lăn xuống bậc tam cấp.

Người nhà anh L. trông thấy liền viết đơn tố cáo. Tuy đã được hòa giải êm xuôi, nhưng vụ việc Lê Thị Bé T. bạo hành chồng trong suốt 3 năm qua đã không thể che giấu thêm được nữa. Anh Nguyễn Hữu L. được giải quyết ly hôn, 2 đứa con trai đã lớn cũng xin được ở với cha để tiện bề chăm sóc cho anh. Có thể nói, từ những vụ việc vợ bạo hành chồng gây thương tích nghiêm trọng, hay tổn thương về mặt tinh thần sâu sắc đã cho thấy, bản năng bạo hành tồn tại ở cả hai giới.

Không riêng gì người nam khỏe mạnh hay phụ nữ yếu đuối. Trên thực tế, mặc dù có rất nhiều trường hợp chồng bị vợ đánh đập, chửi mắng hằng ngày nhưng hầu hết nạn nhân bị "bạo hành ngược" đều cố tình che giấu. Cho đến khi sự ức chế về mặt tinh thần hay thể xác đến mức nghiêm trọng thì người trong cuộc mới dám lên tiếng. Điều đó, một phần là do tư tưởng của số đông thường cho rằng người đàn ông bị vợ bạo hành là kẻ bạc nhược, bất bình thường. Số khác lại cho rằng, vì thể chất của người đàn ông khỏe mạnh hơn phụ nữ nên có bị "bạo hành ngược" cũng ít bị tổn thương hơn. Vì sao nạn "bạo hành chồng" vẫn chưa được quan tâm đúng mức?

Nhóm Phóng Viên

Xem thêm video:

[mecloud]bCfR8gu4IV[/mecloud]

Tin nổi bật