Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao Lóng Luông thành nơi ẩn thân của nhiều đối tượng trốn nã?

(DS&PL) -

Mộc Châu, Sơn La trước đây được xem là điểm nóng về ma túy của vùng Tây Bắc với tình trạng vận chuyển buôn bán và sự có mặt của những đối tượng trốn nã nguy hiểm.

Mộc Châu, Sơn La trước đây được xem là điểm nóng về ma túy của vùng Tây Bắc với tình trạng vận chuyển buôn bán và sự có mặt của những đối tượng trốn nã nguy hiểm. Vậy vì sao Lóng Luông lại có nhiều đối tượng trốn nã chọn là nơi ẩn thân?

Sơn La là một tỉnh vùng núi phía Tây Bắc, có 250km đường biên giới tiếp giáp với hai tỉnh Luông Pha Băng và Hủa Phăn của Lào. Đây được xác định là điểm nóng về ma túy do nằm gần khu vực “Tam giác vàng”, một trong ba khu vực trọng điểm sản xuất, buôn bán ma túy lớn nhất của thế giới.

Theo nhiều cán bộ công an của tỉnh Sơn La cũng như cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (bộ Công an) cho biết, Sơn La nói chung, cao nguyên Mộc Châu và huyện Vân Hồ nói riêng khá nóng về tình trạng vận chuyển buôn bán ma túy.

Theo đó, đỉnh Pha Luông có thể coi là nóc nhà của cao nguyên Mộc Châu, nằm cách 2 xã Chiềng Xuân và Tân Xuân không xa. Nơi đây quanh năm mây mù bao phủ, đường lên rất khó khăn, hiểm trở, tiềm ẩn nhiều rủi ro, người lạ khó có thể xâm nhập. Từ đỉnh Pha Luông sẽ có những con đường mòn xuyên núi, sang đất Lào. Đường đi khó khăn, rậm rạp nên thường ít người qua lại. Đây lại trở thành con đường đi của nhiều nhóm vận chuyển buôn bán ma túy từ bên kia biên giới vào Việt Nam.

Ẩn sau vẻ bình yên là những cơn sóng ngầm ma túy

Nguồn ma túy được tuồn từ Lào qua đỉnh Pha Luông về Tân Xuân, Chiềng Xuân rồi theo những con đường mòn nhỏ hẹp này tỏa ra các hướng như: Lũng Xá, Tà Dê, Pa Háng và các đường tiểu ngạch khác. Vì số tiền được trả công cao mà nhiều người dân Lóng Luông sẵn sàng đi vận chuyển thuê. Ngoài ra, ở đây cũng tập trung khá đông các đối tượng xấu có liên quan đến ma túy, luôn có "hàng nóng" sẵn sàng nhả đạn khi gặp người lạ nên việc triệt phá, bắt giữ các đối tượng truy nã cũng như buôn bán cũng gặp không ít khó khăn.

Địa hình núi cao hiểm trở, lại được bao bọc bởi những cánh rừng già với hơn trăm con đường mòn, tiểu ngạch đã khiến tuyến biên giới Tây Bắc trở thành vùng đất “vàng” cho các đối tượng vận chuyển ma túy.

Với dân số khoảng hơn một triệu người, chủ yếu là dân tộc thiểu số, nhưng Sơn La có trên 18.000 người nghiện. Đặc biệt, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ được cho là thủ phủ về ma túy khi toàn xã có hàng trăm đối tượng liên quan đến việc mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

Một lãnh đạo cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy ( C47, bộ Công an) được giao phụ trách khu vực Tây Bắc cho biết, qua thực tế công tác trinh sát trên tuyến, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý xác định tuyến Tây Bắc là địa bàn rất nóng bỏng và phức tạp, trong đó xã Lóng Luông là một điểm nóng nhất.

Đã có vụ án nhiều người trong một gia đình bị tử hình vì ma túy ở Lóng Luông

Các đối tượng thường móc nối, liên kết và có sự phân công, phân cấp rõ ràng, tạo thành đường dây khép kín mua bán heroin từ các tỉnh biên giới Việt - Lào vào các tỉnh nội địa, rồi qua Lạng Sơn, Quảng Ninh đưa sang Trung Quốc. Các mắt xích của đường dây đều là những người trong dòng tộc . Họ có thể là bố mẹ, vợ con, anh em trong gia đình nên rất tin tưởng nhau. Những đối tượng khác khi tham gia vào đường dây đều được bọn chúng thử thách, kiểm tra rất kỹ càng vì thế người lạ rất khó để lọt được vào các đường dây của các đối tượng phạm tội. Các nhóm này sống ở một số bản của xã Lóng Luông và chúng rất cảnh giác. Đối tượng cầm đầu thường sử dụng tiền để trả công cho những người vận chuyển hàng cũng như "nuôi" đội quân chân rết.

Ở Mộc Châu, có không ít những câu chuyện nghe có vẻ như "liêu trai" trong vùng đất ma túy. Ví dụ như người lạ vào bản sẵn sàng bị "ăn đạn", hoặc đang đi thì bất chợt nghe thấy tiếng súng nổ. Một công an viên xã Lóng Luông đã từng chia sẻ, đến bản thân là người trong bản còn phải trông chừng mỗi khi vào trong bản thì những người lạ "sợ" là đúng.

Đỉnh Pha Luông, nóc nhà của cao nguyên Mộc Châu, quanh năm mây mù bao phủ, đường lên rất khó khăn, hiểm trở, ít người có thể tiếp cận được. Có thể vì lẽ đó mà nơi đây trở thành địa điểm thuận lợi nhất mà bọn tội phạm ma túy lựa chọn để giao nhận hàng. Hàng đêm lại có những đoàn người vượt biên, mang theo “hàng trắng” vào nội địa. Tại những con đường mòn lên đỉnh núi đều có “chim lợn”, nếu thấy nghi ngờ chúng sẽ báo cho những tên vận chuyển ma túy ém hàng.

Theo thông tin được các trinh sát cục C47 cung cấp, nguồn ma túy được tuồn từ Lào qua dãy núi Pha Luông, đi cắt rừng theo các con đường mòn nhỏ hẹp, tỏa ra qua xã Chiềng Sơn, Đông Sang (huyện Mộc Châu), Tân Xuân (huyện Vân Hồ) vào các xã Chiềng Xuân, Xuân Nha, Vân Hồ rồi vào xã Lóng Luông, hay thẩm lậu vào các vùng phụ cận (thuộc xã Hang Kia, Pà Cò của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình).

Để tránh bị phát hiện, bọn chúng chọn các hang đá trong rừng sâu, lập nên các lán trại buôn bán ma túy. Mỗi lán trại như vậy đều được canh chừng nghiêm ngặt và cẩn mật, chúng sẵn sàng xả súng nếu bị phát hiện. Địa điểm hoạt động và giao hàng của chúng cũng được thay đổi liên tục nhằm tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng. Khi thấy động, chúng liền rút về trong rừng sâu bên kia biên giới, án binh bất động, chờ thời cơ.

Với dân số khoảng hơn một triệu người, chủ yếu là dân tộc thiểu số, nhưng Sơn La có trên 18.000 người nghiện. Đặc biệt, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ được cho là thủ phủ về ma túy khi toàn xã có hàng trăm đối tượng liên quan đến việc mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Vì địa hình hiểm trở, có nhiều đối tượng liên quan đến ma túy, người dân vẫn còn tham gia vận chuyển buôn bán để lấy tiền công với suy nghĩ "đi vận chuyển một chuyến bằng cả năm làm", lại có mối quan hệ họ tộc nên Lóng Luông được các nhóm đối tượng phạm tội ma túy tìm đến tiến hành các hoạt động phi pháp.

Lợi dụng đêm tối, địa hình hiểm trở để vận chuyển ma túy

Theo cán bộ trinh sát C47, các đối tượng phạm tội chủ yếu vận chuyển ma túy từ bên kia biên giới về Lóng Luông sau đó đưa đi các tỉnh tiêu thụ hoặc vận chuyển đi nước thứ ba. Các nhóm đối tượng vận chuyển ma túy thường đi thành tốp, mỗi nhóm từ 5-10 đối tượng, có nhóm đến 30 đối tượng mang theo ba lô chứa ma túy vận chuyển vào nội địa. Những toán đối tượng này rất manh động và liều lĩnh, chúng luôn mang theo vũ khí để chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện. Chúng sẵn sàng khống chế bà con nông dân vùng biên giới, nên bà con rất sợ hãi khi các đối tượng di chuyển qua địa bàn.

Xuân Hòa/Người Đưa Tin

Tin nổi bật