Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao lại cấm dịch vụ đi chung xe của Grab, Uber tại Hà Nội?

(DS&PL) -

Luật sư phân tích, việc đi chung xe như đề xuất của Grab, Uber đã vi phạm vào Thông tư 63 của Bộ GTVT quy định về việc quản lý xe chạy hợp đồng.

Luật sư phân tích, việc đi chung xe như đề xuất của Grab, Uber đã vi phạm vào Thông tư 63 của Bộ GTVT quy định về việc quản lý xe chạy hợp đồng.

Liên quan tới việc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (GTVT) vừa thống nhất với với quan điểm chỉ đạo của Bộ GTVT tạm thời cấm áp dụng hình thức đi chung xe của Grab và Uber đối với xe hợp đồng trên địa bàn thành phố, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Anh Thơm – trưởng văn phòng Luật sư Nguyễn Anh để tìm hiểu những tình tiết pháp lý liên quan.

Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho biết, việc thực hiện hợp đồng vân tải được quy định trong chính sách quản lý xe chạy hợp đồng của Bộ GTVT tại Thông tư 63 và 46.


Ảnh minh họa.

Theo đó, bất cứ hình thức hợp đồng nào, dù là hợp đồng điện tử, hợp đồng ký kết bằng văn bản, hay hợp đồng vận tải bằng miệng… cũng được thực hiện theo quy định trong chính sách quản lý xe chạy hợp đồng của Bộ GTVT tại Thông tư 63 và 46. Đồng thời, việc thực hiện nghĩa vụ thuế cũng phải tuân thủ đúng theo quy định pháp luật.

Luật sư Thơm cho hay, quy định đưa ra yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe chỉ được đón, trả khách tại các địa điểm đã ghi trong hợp đồng và thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết, không được bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức.

Hợp đồng vận chuyển hành khách được ký kết giữa đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Đối với mọi chuyến xe đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng vận chuyển khách.

Như vây, nếu chiếu theo quy định tại Thông tư 63 và 46 của Bộ GTVT, các hãng Uber và Grab sẽ không được thực hiện dịch vụ đi chung xe  như đã trình lên Bộ vì điều đó là phạm luật.

“Việc thực hiện dịch vụ đi chung xe như đề xuất của hai hãng Uber và Grab không những vi phạm vào thông tư 63 và 46 của Bộ GTVT mà còn khiến cơ quan nhà nước gặp khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, việc tạm dừng áp dụng hình thức đi chung xe của Grab và Uber đối với xe hợp đồng là hoàn toàn hợp lý.” – Luật sư Thơm cho biết thêm.

Cũng theo Luật sư Thơm, với những trường hợp xe cố tình ghép khách đi chung hành trình, cơ quan chức năng cũng đã có những chế tài xử lý thích đáng.

Việc xử lý được quy định tại Nghị định 46 của Bộ GTVT về xử phạt vi phạm giao thông. Cụ thể, theo khoản 3 điều 28 của nghị định, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện các hành vi vi phạm:

- Không thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển khách tới Sở Giao thông vận tải trước khi thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy định.

- Sử dụng từ 02 hợp đồng vận chuyển trở lên cho một chuyến xe vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách du lịch;

- Bán vé, thu tiền hoặc thực hiện việc xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách du lịch.

Trước đó, dịch vụ đi chung xe do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Grab Taxi và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Uber Việt Nam đăng ký với Bộ Giao thông Vận tải được viết tắt là GrabShare và UberPOOL.

Dịch vụ đi chung xe ghép các hành khách có trùng hành trình vào một chuyến xe (chia sẻ hành trình). Do vậy, tối ưu hóa hiệu quả vận hành xe và giảm số lượng xe lưu thông trên đường.

Tuy nhiên, dịch vụ này chưa có các biện pháp đảm bảo an toàn cho hành khách đi xe, bảo vệ quyền lợi của hành khách; không phù hợp với quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 45 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 7/1/2014 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; không trong kế hoạch triển khai thí điểm ban hành kèm theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016 cùa Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và hiện nay chưa có quy định quản lý đối với hình thức vận tải này.

Tin nổi bật