Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao chưa thể tuyên án đối với Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm?

(DS&PL) -

Sau 1 tháng xét xử và nghị án, HĐXX TAND TP.HCM cho rằng còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên chưa tuyên án đối với Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm khác.

Sau 1 tháng xét xử và nghị án, HĐXX TAND TP.HCM cho rằng còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên chưa tuyên án đối với Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm khác.

Sáng nay (7/2), TAND TP.HCM tiếp tục mở phiên tòa xét xử Phạm Công danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo lịch, cấp tòa này sẽ tuyên án đối với 46 bị cáo trong vụ án nói trên. Tuy nhiên, khi phiên tòa vừa bắt đầu, chủ tọa Phạm Lương Toản tuyên bố, trong quá trình xét hỏi còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với các bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm.

Bị cáo Phạm Công Danh được dẫn giải về trại giam sau quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Các nội dung HĐXX yêu cầu điều tra bổ sung gồm:

Qua quá trình xét hỏi, các bị cáo là các cán bộ BIDV, TPBank cho rằng, không quen biết Phạm Công Danh, không biết các công ty Danh lập, không biết mục đích Danh vay tiền… Các bị cáo có sai sót nhưng không cố ý, không giúp sức cho Phạm Công Danh. HĐXX cho rằng cần điều tra làm rõ vấn đề này.

Đối với bị cáo Trầm Bê, Phan Huy Khang thừa nhận có gặp bàn bạc với Phạm Công Danh trong việc vay tiền, nhưng việc bàn bạc là về việc cho Danh vay tiền chứ không có mục đích nào khác. Không biết các công ty vay tiền là để chuyển cho Danh sử dụng nên cần xem xét làm rõ.

Qua 2 yêu cầu trên, HĐXX đề nghị xem xét lại vụ án một cách khách quan, toàn diện để đảm bảo tuyên đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật.

Đối với nhóm bị cáo là cán bộ, nhân viên BIDV Gia Định đã xét duyệt cho công ty Phong Hiệp (do bị cáo Trần Hiệp làm Giám đốc) vay vốn, trong khi Trần Hiệp là thành viên HĐQT VNCB nên vi phạm khoản 3, Điều 126, luật Các tổ chức tín dụng (TCTD). Tuy nhiên, căn cứ vào quá trình xét hỏi tại tòa, đại diện VKS cho rằng, các bị cáo tại BIDV Gia Định đã vi phạm điểm đ, khoản 1, Điều 127, luật Các TCTD nên cần xem xét lại.

Các bị cáo Phạm Công Danh và thuộc cấp trong quá trình xét hỏi và căn cứ hồ sơ vụ án, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại tòa, các bị cáo này khai vay tiền tại các ngân hàng để phục vụ cho các mục đích của VNCB. Do đó, cần điều tra xem Danh và đồng phạm có chiếm đoạt số tiền này hay không, số tiền chiếm đoạt là bao nhiêu, vào thời điểm nào.

Cũng tại tòa, đại diện VKSND TP.HCM thực hành quyền công tố tại tòa đề nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng vì cho rằng vật chứng của vụ án. Về đề nghị này, ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi TAND TP.HCM và nhiều cơ quan khác cho rằng, nếu thu hồi sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính, tạo tiền lệ xấu đối sau này. HĐXX xét thấy cần làm rõ 6.126 tỷ đồng mà VKS đề nghị thu hồi là vật chứng của hành vi cố ý làm trái nào, vi phạm quy định nào, trên cơ sở đó cần xét rõ làm căn cứ thu hồi.

Bị cáo Phạm Công Danh và các luật sư bào chữa cho Danh đề nghị xem xét 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ, bởi số tiền này có nguồn gốc từ tiền vay các ngân hàng, chuyển về VNCB để tăng vốn điều lệ nhưng chưa được NHNN cho phép. Điều này cũng được đại diện NHNN thừa nhận trong các bút toán kiểm toán.

Xét thấy, Phạm Công Danh chuyển số tiền này để sử dụng cho các mục đích của VNCB, như vậy Danh và các thuộc cấp có hành vi cố ý, gây thiệt hại 6.126 tỷ đồng. Còn số tiền 4.500 tỷ đồng cần xác định cụ thể trong trường hợp này, VNCB sử dụng hết số tiền này hay ai sử dụng cần được làm rõ.

Từ các nội dung chưa được làm rõ nêu trên, HĐXX xét thấy trong quá trình xét hỏi còn thiếu nhiều chứng cứ, không thể bổ sung tại tòa để làm rõ vụ án nên quyết định trả hồ sơ về cho VKSND Tối cao điều tra bổ sung.

Công Thư

Tin nổi bật