Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vị hoàng đế có kết cục bi thảm nhất lịch sử Trung Quốc, bị xử tử với hơn 1.000 nhát dao

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Hồng Thiên Quý Phúc dù đã quỳ gối cầu xin nhà Thanh, nhưng vẫn không đổi lại được sự sống, phải nhận án tử hình, thậm chí còn là án tử hình nặng nhất - lăng trì.

Trong lịch sử Trung Quốc, hình phạt lăng trì (tùng xẻo) thường dùng để xử tử những người nổi loạn hoặc phạm tội rất nặng. Đây là một trong những hình phạt đáng sợ nhất trong chế độ phong kiến. Tuy nhiên ít ai biết rằng, trong lịch sử Trung Hoa từng có một vị hoàng đế bị xử tử bằng hình phạt lăng trì. Người đó chính là Hồng Thiên Quý Phúc con trai của Hồng Tú Toàn – người  sáng lập Thái Bình Thiên Quốc.

Thái tử Hồng Thiên Phúc Quý 9 tuổi cưới 4 vợ, 11 tuổi đã chấp chính. Ảnh minh họa

Hồng Thiên Quý Phúc là người con mà Hồng Tú Toàn đặt nhiều hi vọng nhất. Theo giai thoại kể lại, lúc Hồng Thiên Quý Phúc sinh ra, có vạn con chim bay đến triều đình, sớm dự báo đây sẽ là vị thiên vương của Thái Bình Thiên Quốc sau này.

Khi Hồng Thiên Quý Phúc 6 tuổi, Hồng Tú Toàn đã tìm cho con một người thầy kèm cặp. Người này không ai khác, mà chính là nữ anh hùng Hồng Thiên Kiều.

Hồng Tú Toàn vô cùng chú trọng đến việc kèm cặp dạy dỗ Hồng Thiên Quý Phúc. Vị thiên vương tương lai nhất nhất tuân theo quy định, không được tự do đi lại trong kinh thành, không được phép gặp mẹ của mình.

Năm 9 tuổi, Hồng Thiên Quý Phúc đã được bố mình là Hồng Tú Toàn cưới cho 4 người vợ. 

Năm 1864, khi thế của Thái Bình Thiên Quốc tới đường cùng, Hồng Tú Toàn trong tuyệt vọng, đã lựa chọn tự sát. Hồng Thiên Quý Phúc khi đó mới 16 tuổi, vốn là đứa trẻ sống trong nhung lụa, kế vị vua cha, trong tình hình đất nước vô cùng gian nan.

Sự non yếu của vị vua trẻ không thể đối phó được với sức mạnh của nhà Thanh. Vì vậy, sau hơn một tháng quân Thanh tiến vào kinh thành Thiên Kinh, Thái Bình Thiên Quốc bị tiêu diệt. Lúc này Lý Tú Thành mang theo Hồng Thiên Quý Phúc bỏ trốn khỏi Thiên Kinh.

Thiên Kinh thất thủ, Hồng Thiên Quý Phúc được đưa đi trốn. Tranh vẽ minh họa

Hồng Thiên Quý Phúc trốn trong hang núi 4 ngày. Sau đó, vì đói quá nên ra ngoài tìm cái ăn. Lúc này là tháng 10, lúc người dân đang vào mùa thu hoạch.

Khi đó, người dân nơi đây có thói quen thuê người gặt lúa, gọi là “hương khách”. Hồng Thiên Quý Phúc nhờ người cạo trọc đầu, cải trang thành người hành hương đi gặt lúa thuê. Nhưng vị vua trẻ nhanh chóng bị quân Thanh đang truy lùng phát hiện. Ngày 25 tháng 10, Hồng Thiên Quý Phúc bị bắt.

Sau khi bị bắt, Hồng Thiên Quý Phúc lúc này vẫn còn rất ngây thơ, chỉ mong rằng triều đình nhà Thanh sẽ cho mình một con đường sống. “Vùng Quảng Đông không tốt, tôi cũng không muốn quay về. Tôi chỉ muốn cùng với Đường lão gia đến Hồ Nam, muốn đi học, để tương lai thi lấy tú tài”, Hồng Thiên Quý Phúc quỳ gối xin chính quyền Thanh khoan dung.

“Đường lão gia” mà Hồng Thiên Phú Quý nhắc đến ở trên là Đường Gia Đồng, người Hồ Nam, người đã phụng mệnh áp giải Hồng Thiên Quý Phúc về Nam Xương, Giang Tây. Hiển nhiên là trong quá trình áp giải, Đường Gia Đồng tỏ ra rất tốt với Hồng Thiên Quý Phúc, để cho Hồng Thiên Quý Phúc tin tưởng và cảm động. Hồng Thiên Quý Phúc chỉ là một cậu thiếu niên, còn ngây thơ nên dễ dàng tin tưởng Đường Gia Đồng, thậm chí còn coi Đường Gia Đồng là chỗ dựa, là “lão gia”.

Những lời cuối đời của vị vua trẻ tuổi đã không đổi lại được sự sống. Triều đình nhà Thanh đã xử tử Hồng Thiên Quý Phúc bằng hình phạt nặng nhất - lăng trì.

Ngày 18/11/1864, Hồng Thiên Quý Phúc bị quân Thanh đóng chặt vào xe bò bằng bốn chiếc đinh ở hai tay, hai chân, sau đó bị hành hạ với hơn 1.000 nhát dao, thi thể bị vứt bỏ nơi hoang dã.

Kết cục này đối với Ấu thiên vương quả là quá thê thảm, chưa từng có trong lịch sử đế vương của Trung Quốc, có thể nói là “tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả” (trước không có ai, sau cũng không ai như vậy).

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật