(ĐSPL) - Bà Hillary Clinton, từ một ứng viên Tổng thống cơ hội thắng cử rất cao, vậy mà chỉ sau ngày bầu cử, cả thế giới bị chấn động trước thông tin ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trở thành Tổng thống của nước Mỹ.
Vì sao nữ ứng viên được đánh giá giàu kinh nghiệm chính trị, sắc sảo trong lời nói lại thất bại vào giây phút cuối cùng? The Guardian (Anh) đã có bài phân tích về sự thất bại của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Chỉ trước đây vài ngày, kết quả các cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ đều chung nhận định, tỉ lệ thắng lợi trong cuộc chạy đua Nhà Trắng nghiêng hẳn về bà Clinton. Thế nhưng cả buổi tối 8/11, tất cả những người ủng hộ bà đều tỏ ra nuối tiếc với khoảng cách phiếu chênh lệch quá lớn. Vậy người Mỹ không hài lòng gì về người đàn bà thép này?
Bất chấp những đánh giá cao của giới quan sát, ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton đã trải qua một đêm không vui ngày 8/11 và nhận kết quả thất bại trước ông Trump. |
Đầu tiên, người Mỹ không cảm thấy thỏa mãn với các chính sách bà Clinton đưa ra. Tổng thống đương nhiệm Barack Obama là người từng đóng vai trò “anh hùng” giúp nước Mỹ qua khỏi đợt khủng hoảng toàn cầu giai đoạn 2008-2009. Nhưng tới ứng viên Hillary Clinton, bà không đủ thuyết phục để người dân Mỹ tin tưởng sẽ tạo một màu sắc mới cho nước Mỹ. Mức lương thấp, bất bình đẳng thu nhập ngày càng gia tăng là điều mà các cử tri cảm nhận rất rõ. Cử tri Mỹ có thể đã tin vào sự lý giải của ông Trump, tình trạng người dân Mỹ hiện nay đang đối mặt chính là do nền kinh tế gian lận và các giao dịch thương mại bất lợi của Chính phủ. Và, ông Trump sẽ thay đổi điều đó?
Kế đến là uy tín của bà Clinton ngày càng sụt giảm. Các rắc rối, bê bối từ quỹ Clinton cho tới vụ việc sử dụng email cá nhân để xử lý công việc, các thông tin bất lợi từ Wikileaks... ngày càng làm cho người dân Mỹ mất đi niềm tin từ quý bà này. The Guardian còn chỉ ra, Tổng thống đương nhiệm Barack Obama từng chinh phục trái tim người dân Mỹ với khẩu hiệu Hy vọng và sự thay đổi, ông đã chứng minh cho cử tri Mỹ thấy sự tâm huyết trong lời nói của mình. Còn với ứng viên đảng Dân chủ thì khẩu hiệu “Stronger together” (cùng nhau mạnh mẽ hơn) chỉ được hình thành khi bà Clinton đáp trả những thông điệp chia rẽ tới từ ứng viên đảng Cộng hòa. Bà xây dựng thông điệp của mình trái với lối miệt thị thường thấy trong phát ngôn của ông Trump về người Mexico, người Hồi giáo, phụ nữ và các nhóm khác. Phần lớn thông tin tranh cử của bà Clinton là nhằm vào những bình luận của ông Trump để cho cử tri thấy, ông ta không thích hợp với vai trò lãnh đạo. Rồi cũng trong một buổi gây quỹ, chỉ vì “sẩy miệng” mà nhiều chuyên gia quan sát nhận định no đã khiến nữ ứng viên tuột mất tấm ve vào Nhà Trắng. Ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ trong bài phát biểu của mình tại một sự kiện gây quỹ đã miệt thị “hơn nửa” những người ủng hộ ông Trump là “kẻ đáng thương”. Cụm tư “hơn nửa” tuy không ước lượng cụ thê nhưng đã chạm vào lòng tự ái của rất nhiều cử tri Mỹ.
Bầu cử Mỹ năm nay có một điều kha đặc biệt, khi hầu hết khảo sát của các hãng truyền thông Mỹ đều đưa ra, ba Clinton nắm chắc phần thắng. Những thống kê có lợi cho nữ ứng viên đảng Dân chủ đã gián tiếp khiến con đường vào Nhà Trắng của bà bị cản bước. Ông Donald Trump bị báo chí Mỹ quay lưng và tường thuật không hay về ông, song rõ ràng báo chí không hề phản ánh nguyện vọng của cử tri. The Guardian nhấn mạnh, thực tế hiện nay cho thấy, khảo sát không có độ chính xác cao bởi bài học từ việc Anh bỏ phiếu rời EU vẫn còn đó. Những con số “trong mơ” vê khả năng thắng cử của nữ ứng viên đảng Dân chủ phần nào dẫn đến sự chủ quan của đội ngũ quản lý chiến dịch của ba Clinton và những cử tri ủng hộ bà.
Một số hãng truyền thông Mỹ cũng chỉ ra, nếu như bà Clinton trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đồng nghĩa với sự cam kết nối dài chính sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhưng theo kết quả khảo sát của CNN, có tới 45% cử tri cho rằng, chính sách này nên được tiếp tục và cải tiến thì có đến 47% người nghĩ, chính sách của nước Mỹ đến lúc cần thay đổi.
Thêm vào đó, tuổi tác và sức khỏe cũng là một rào cản lớn cho nữ ứng viên. Ở tuổi 70, có thể là không quá già với người Mỹ, nhưng đó là con số lớn với người sẽ đứng ở cương vị Tổng thống. Nếu theo đúng xu hướng từ thời ông Bill Clinton thì các Tổng thống sẽ có khả năng làm việc tới 2 nhiệm kỳ (10 năm). Khả năng chịu đựng áp lực công việc và sức khỏe giới tính phần nào nghiêng về ông Donald Trump hơn. Đó là những lý do có thể làm bà Hillary Clinton vụt mất lợi thế và chấp nhận thất bại trước ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
PHƯƠNG ANH (Theo The Guardian, CNN)
Xem thêm video:
[mecloud]pUnXk6GUvN[/mecloud]