Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vết trượt dài của cô “ô sin” 20 tuổi thành gái “bán hoa”

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bỏ lại đàn em thơ nghèo khó ở quê, Ng. lên phố thị ôm mộng làm giàu. Cô gái quê xinh đẹp, ngây thơ không đủ sức chống chọi với những cám dỗ của phố thị xa hoa.

(ĐSPL) - Bỏ lại đàn em thơ nghèo khó ở quê, Ng. lên phố thị ôm mộng làm giàu. Vất vả, ngược xuôi, nhưng vì không có được lấy một chữ lận lưng, cô đành làm ô sin cho người ta. Cũng chính từ đây, cô gái quê xinh đẹp, ngây thơ không đủ sức chống chọi với những cám dỗ của phố thị xa hoa, khiến cuộc đời thăng trầm qua bao tủi nhục.

Nước mắt chảy dài...

“Ngày ấy, tôi là một gái bán hoa. Rồi cứ thế tôi trượt dài trong lầm lỗi”, Ng. bắt đầu câu chuyện về cuộc đời mình. Với nhan sắc mặn mà, đằm thắm, chẳng mấy chốc cô thôn nữ năm nào thu về cho mình nhiều mối khách sộp. “Lấy thân nuôi miệng”, lúc còn hương còn sắc thì kẻ đón người đưa, lúc mất sắc bay hương thì đứng đường, đứng chợ không ai dòm ngó.

Để chống chọi với những khắc nghiệt đó, những gái bán dâm lọc lõi như cô, phải tự trang bị cho mình những “mánh” riêng. Càng cần tiền, cần khách, cô càng ăn diện, càng “má phấn môi son”, từ ánh đèn vũ trường cho đến ánh điện ngoài phố... vòng xoáy “nghề nghiệp” siết chặt, không có đường lui.

Năm 2005, bị công an bắt, với “thâm niên” trong nghề, Ng. được đưa đi trung tâm Phục hồi nhân phẩm 05-06 (TP.Đà Nẵng) giáo dục. “Ở đó, tôi gặp được nhiều người có hoàn cảnh giống mình. Ăn chơi mà sa ngã, nghèo khó mà bị hãm hại rồi cũng theo đường lầm lạc... Chỉ sau 13 tháng tôi được trả về nhà”, Ng. tâm sự.

Ngót nghét 30 tuổi với gần 10 năm hành nghề “bán hoa”, sau vài tháng từ trung tâm trở về không đủ sức thay đổi cái “lối mòn” trong tâm thức cô. “Ngựa quen đường cũ”, Ng. lại tìm đến “chốn xưa” dù cho sức đã cạn, sắc đã tàn. Những mặc cảm ê chề, nhục nhã không còn, thế chỗ cho nó là sự lì lợm, bon chen cho “chỗ đứng” của mình trong thế giới “gái đứng đường”.

Một ngày cuối năm 2011, Ng. bị công an đưa trở lại trung tâm Phục hồi nhân phẩm 05-06 (TP. Đà Nẵng). “Tôi ở trong trại 18 tháng. Nhiều cán bộ bất ngờ vì họ không tin tôi phải vào đây lần thứ hai, bởi ở đợt trước tôi đã cải tạo tốt. Dù vậy, họ vẫn ủng hộ, quan tâm, động viên tôi tái hòa nhập cộng đồng. Chính những cử chỉ, ân tình này đã khiến tôi hối hận, ăn năn, những khao khát hạnh phúc trở lại với tôi, ước mơ làm người lương thiện khiến tôi cố gắng. Ngày trở về, cán bộ nói: “Chúc không phải gặp lại em ở nơi này nữa nhé!”, tôi càng thấy mình còn tràn trề nghị lực sống”, Ng. ngậm ngùi nhớ lại.

Tuy vậy, thực tế nghiệt ngã, thái độ từ chính gia đình, người thân khiến cô suy sụp. Với lần vào trại thứ hai này, gia đình, bà con lối xóm đều hay tin, xưa nay cô gái nết na của họ đi làm cái nghề mạt hạng, đáng khinh bỉ. Ngày cô ra trại, không một người thân tới đón. Lạc lõng, buồn tủi, tự trách bản thân, giày xé tâm can cô. Trên con đường làng vốn quen thuộc biết bao, con đường mà ngày xưa cô chạy ù về gọi mẹ thì bây giờ trở nên thật dài, đôi chân cô thật nặng nề để trở về nhà. Đâu đó, vẫn còn tiếng dè bỉu, tiếng mắng nhiếc của chính người thân.

Những con phố đèn đỏ, nơi cô Ng. cùng nhiều gái bán hoa từng có quãng thời gian lầm lỗi. 

Một đại gia đình tử tế không thể chấp nhận được một người con, người cháu như cô. Cam chịu, quyết tâm mà hơn hết là những dòng nước mắt chảy dài bao đêm, cô quyết tâm tự tìm cho mình cuộc sống. Từ bán cà phê đến làm công nhân, từ chạy bàn đến đứng xưởng. Trong túi không có đồng vốn, cô may mắn được địa phương động viên hỗ trợ tiền xóa đói giảm nghèo. Cố gắng làm lụng, Ng. càng được bà con mở lòng, thương yêu hơn. “Con đường hoàn lương đã thật sự đến với tôi. Giờ đây gia đình cũng đã tha thứ cho tôi, tôi cũng có một công việc ổn định, dù thu nhập không cao. Cánh cửa cuộc đời sẽ chẳng bao giờ khép lại đối với bất cứ ai. Đường về sẽ luôn rộng mở với những ai thật sự muốn hoàn lương”, cô chia sẻ.

Bi kịch từ đâu?

Nhân vật mà chúng tôi nhắc đến ở trên là Trần Thị Ng. (SN 1976, trú xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng), một điển hình tiên tiến hoàn lương tại địa phương. Lau vội giọt nước mắt trên gò má gầy, khuôn mặt cô trở nên tươi tắn, rạng ngời hơn khi nghe chúng tôi hỏi về chuyện xưa. Có lẽ trong quá khứ biến động của cô, những năm tháng xưa bên gia đình là những kỷ niệm đẹp nhất. Nhưng oái oăm thay, cũng chính những năm tháng xưa ấy ẩn chứa quãng thời gian làm nên bi kịch cuộc đời cô.

40 năm trước, cô sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, lại khó khăn túng thiếu trăm bề. Chưa hết tiểu học, cô bé Ng. bỏ dở để ở nhà phụ giúp cha mẹ, chăm sóc em út. Cuộc sống nghèo nhưng bình thản cứ thế trôi qua, những giấc mơ, hoài bão tạm lắng dần, lắng dần trong cô.

Lớn hơn một chút, khi thấy chúng bạn tung tăng cắp sách lên thành phố học hành, tâm trí cô rộn ràng không yên. Những dự định, ấp ủ thoát nghèo lên thành phố của cô dần dần thành hiện thực khi nhờ một người quen trên thành phố tìm việc. Siêng năng có sẵn, nhưng lại ít chữ nghĩa nên cô về làm ô sin cho một gia đình khi vừa tròn 16 tuổi. Ở cái tuổi trăng rằm rạo rực, cô quen vội với một chàng trai hàng xóm trên thành phố, tình cảm ấy nhanh chóng thành tình yêu. Sau những buổi cùng người yêu lén lút hẹn hò, cô đã mang bầu.

Sự việc vỡ lở, đôi bên gia đình hay tin. Cô bắt đầu mơ về một gia đình nhỏ, hạnh phúc bên “hoàng tử” của mình. Thế nhưng, “một con ô sin, một kẻ nhà quê sao bước nổi vào gia đình giàu có mặt phố mà dám hão huyền”. Nhận những lời cay nghiệt từ gia đình chàng trai, cô vẫn lẳng lặng dọn về chung sống, làm “vợ hờ” cho người ta mà không được hỏi cưới đàng hoàng.

Những tháng ngày cô bụng mang dạ chửa, chồng cô bắt đầu sinh tật lộ rõ bộ mặt của kẻ Sở Khanh. “Từ cờ bạc, rượu chè cho đến đánh đấm, chửi mắng, lăng nhăng, không gì là không có. Sau ba năm, tôi bồng bế con về nhà ngoại. Về quê với con trâu, sào ruộng nhưng chẳng yên ổn với chồng. Suốt ngày anh ta tìm đến gây sự với gia đình, cha mẹ tôi. Chịu không đành, tôi ôm con lên phố xin việc. Đi đến đâu hắn cũng tìm đến phá, tôi chuyển đi chuyển về mấy cũng bị hắn tìm phá. Lâu dần chả ai dám nhận một người như tôi vào làm”.

Ngày cô đói khổ, bất lực nhất chính là ngày cô đến với lầm lỗi. Một buổi chiều mưa như trút nước, Ng. ôm con trốn khỏi khu nhà trọ nơi người chồng vũ phu đứng đợi xin tiền, tình cờ gặp một người thân và được giới thiệu làm việc kiếm tiền. Trong một phút đắn đo, ngoảnh đầu nhìn lại cái hiện tại phũ phàng, cô nhắm mắt đồng ý, đồng ý làm “gái” để trốn khỏi gã chồng Sở Khanh. Và quả thực, hay tin cô làm “gái”, chồng đã không một lần nào bén mảng đến tìm nữa. Ngày đầu còn e dè, thời gian sau cô thành một gái “bán hoa” thứ thiệt, cùng những gian truân trên con đường tìm lại cuộc sống mà chúng tôi đã kể ở phần đầu câu chuyện.

Quyết tâm hoàn lương

Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thị Thùy Linh, Phó Chủ tịch hội Phụ nữ xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang) xác nhận câu chuyện của Ng.. “Tại địa phương trường hợp chị Ng. là người từng sai lầm trong quá khứ. Thế nhưng, khi trở về địa phương, từ nghị lực bản thân cộng với sự động viên, tạo điều kiện của cán bộ phụ nữ xã, đến nay chị Ng. đã hòa nhập với cuộc sống, là tấm gương của sự hoàn lương”, bà Linh cho biết thêm.

NHÂM THÂN

[mecloud]KQyBuDkRPj[/mecloud]

Tin nổi bật