Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Vắt kiệt sức” giữ chồng, nên hay không?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bạn bè em khuyên nên thực hiện theo phương châm “ôm chặt, vắt kiệt” trước khi anh ấy ra khỏi nhà để giữ chồng.

(ĐSPL) - Bạn bè em khuyên nên thực hiện theo phương châm “ôm chặt, vắt kiệt” trước khi anh ấy ra khỏi nhà để giữ chồng.

Chồng em đẹp trai, ga lăng nên có nhiều cô gái theo đuổi. Bạn bè em khuyên nên thực hiện theo phương châm “ôm chặt, vắt kiệt” trước khi anh ấy ra khỏi nhà để giữ chồng. Hầu như ngày nào em cũng bắt ông xã “quan hệ” từ 1 – 2 lần. Tuy nhiên, khoảng nửa tháng trở lại đây, em thấy anh ấy không còn hào hứng. Em không biết có phải vì vì thế mà anh ấy chán em không?

Khánh Huyền (Kiên Giang)

“Vắt kiệt sức” giữ chồng, nên hay không?

Để giải đáp thắc mắc của bạn Khánh Huyền và nhiều bạn đọc, bác sĩ Trần Thị Thành cho biết: “Tần suất quan hệ tình dục phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như sức khỏe, điều kiện khách quan (công việc, thời gian thuận tiện, con cái), sự thỏa mãn về đời sống tình dục. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà “vắt kiệt” ông xã chỉ vì lý do giữ chồng bởi điều đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của anh ấy.

Mặc dù tinh dịch và tinh trùng không ngừng sinh sản và bổ sung nhưng việc xuất tinh liên tục sẽ làm hao hụt nghiêm trọng chất này. Bạn nên biết, mỗi mililit tinh dịch có khoảng 150mg kẽm. Mỗi lần quan hệ tình dục, người đàn ông tiết ra 2 – 6ml tinh dịch tương đương với sự tiêu hao 300 – 900 mg kẽm. Trong khi đó, lượng kẽm trong cơ thể một người đàn ông nặng 60 kg chỉ có 1,5 gr. Thiếu kẽm, lá lách và tuyến ức giảm trọng lượng, tuyến ức teo đi, giảm số lượng tế bào Lympho nhỏ ở máu ngoại vi và giảm khả năng miễn dịch, dẫn đến dễ mắc bệnh.

Ngoài ra, tinh dịch có chứa một lượng lớn chất kháng sinh giống với penicillin, đó là plasminogen. Plasminogen trong tinh dịch có thể tiêu diệt khuẩn cầu, liên cầu và tác nhân gây bệnh khác. Chính vì vậy, việc tinh dịch mất đi quá nhiều gây ảnh hưởng đến cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh và cũng là lý do khiến chồng bạn mệt mỏi, uể oải và trốn tránh vợ.

Nếu chồng bạn có thêm những biểu hiện như: run rẩy tay chân, run cơ, sụt cân, ngủ gà ngủ gật, giảm độ tập trung khi làm việc và sinh hoạt … thì bạn cần phải dừng ngày chuyện này lại để tránh đẩy ông xã vào tình trạng suy kiệt sức lực.

Bác sĩ Trần Thị Thành

Trung ương Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam

Tin nổi bật