Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vạch mặt thủ đoạn dùng nguyên liệu trà sữa giá rẻ bán cho người dùng

(DS&PL) -

Người bán cho biết loại trân châu "xịn" được đóng trong túi nilon to, dạng lỏng, có giá 150K/túi này được các các thương hiệu trà sữa lớn như DT, TC... sử dụng.

Người bán cho biết loại trân châu "xịn" được đóng trong túi nilon to, dạng lỏng, không dán nhãn phụ tiếng Việt, có giá 150K/túi này được các các thương hiệu trà sữa lớn như DT, TC... sử dụng.

Sau những cảnh báo về mối đe dọa của trà sữa giá rẻ... với sức khỏe cho người sử dụng, nhiều bậc phụ huynh giờ đây tuyên bố "đoạn tuyệt" với trà sữa ở cổng trường, vỉa hè. Họ đặt lòng tin vào những thương hiệu nổi tiếng, cửa hàng sang trọng sáng ngời như Felling Tea, Sago, TocoToco, Ding Tea, Chago... dù giá một cốc trà ở đó đắt gấp mấy lần.

Học sinh, sinh viên, thanh niên mê mẩn với loại thức uống này đã khiến các cửa hàng trà sữa mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa.

Hầu hết trà sữa trân châu tại các quán (từ bình dân đến sang trọng) đều được làm từ những nguyên liệu, hương liệu đã được chế biến sẵn, khi khách gọi, chỉ cần pha trộn các nguyên liệu với nhau là có những cốc trà sữa đầy đủ hương vị theo yêu cầu.

Thành phần của một ly trà sữa thơm ngon, ngọt mát hấp dẫn, thông thường gồm các nguyên liệu cơ bản gồm trà, bột sữa, trân châu, hương liệu… Trong đó, trà (bột trà, trà túi lọc, trà lá hoặc các loại trà thông dụng để pha trà sữa bao gồm: hồng trà, lục trà, trà Ô long); Bột sữa có thành phần giống kem topping, giúp làm tôn vị trà; Trân châu được làm từ bột năng, loại trân châu hay gặp nhất là trân châu caramel; Hương liệu thêm vào trà trân châu có thể có dạng bột, nước trái cây, dạng bột nhão hoặc siro…

Khó có thể khẳng định về độ an toàn thực phẩm của những cốc trà sữa này.

Tiết lộ khó tin của người bán nguyên liệu pha trà sữa

Tất cả những nguyên liệu trên, người ta có thể dễ dàng mua tại những khu vực như chợ Đồng Xuân, Hàng Buồn. Tại chợ Đồng Xuân, nếu bạn có nhu cầu, người bán sẽ nhiệt tình tư vấn cách chọn, sử dụng nguyên liệu pha trà sữa sao cho có lãi nhất. Họ có đủ các loại hạt trân châu khô, đủ màu sắc được đóng túi ny lông với giá tương đương nhau.

Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), nguyên liệu làm trà sữa trôi nổi, không nhãn mác được bày bán công khai với giá rẻ không ngờ. Cụ thể, bột sữa không nhãn mác chỉ với hơn 50 nghìn đồng/kg; trân châu khô 16 nghìn đồng/kg; 50 nghìn đồng/can hương liệu đủ các vị chanh, dâu, kiwi… Với công thức pha chế mà chủ sạp cung cấp, mỗi ly trà sữa thành phẩm, đầy màu sắc cũng chỉ có giá trên dưới 5 nghìn đồng. Trong khi đó, tại các cửa hàng, mỗi cốc trà sữa trân châu, khách hàng phải mua với giá 40 - 50 nghìn đồng.

Loại chân trâu 'xịn' nhất, theo những người bán hàng tại một số quầy chuyên mặt hàng phục vụ pha chế đồ uống tại chợ Đồng Xuân, được các các thương hiệu trà sữa lớn như DT, TC... sử dụng, đó là loại được đóng trong túi nilon to, dạng lỏng. Loại 'xịn' này cũng chỉ giá 150 nghìn đồng/ túi, trên bao bì dán nhãn trắng in chữ nước ngoài, tuyệt nhiên không có tem nhãn phụ ghi chữ tiếng Việt theo quy định về dán nhãn hàng hóa của pháp luật Việt Nam.

Túi trân châu 'xịn' được chế biến sẵn dán nhãn nước ngoài cũng chỉ hơn 150 nghìn đồng.

Người bán hàng còn tiết lộ, chân trâu Trường Lạc của Trung Quốc, giá rẻ thường được chọn để cho vào trà sữa, giờ bị cơ quan chức năng kiểm tra gắt nên phải chuyển sang đóng túi ghi chữ tiếng Việt hiệu Đức Huy.

Những vụ bê bối liên quan tới trà sữa

Tại Trung Quốc - nơi trà sữa được ưa thích - từng xảy ra nhiều vụ bê bối liên quan đến trân châu. Thậm chí, một bản tin của đài truyền hình tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc từng làm rúng động dư luận sau khi tiết lộ rằng, hạt trân châu dùng trong trà sữa - một trong các loại đồ uống ưa thích của nước này có thể chứa đế giày da và lốp đã qua sử dụng.

Liên quan đến các nguyên liệu làm trà sữa chân trâu, thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều cơ sở tàng trữ, kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Điển hình, ngày 19/1 vừa qua, qua kiểm tra cửa hàng trà sữa Ding Tea (địa chỉ số 80 - 82, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa), cơ quan chức năng phát hiện lô hàng nguyên liệu hạt trân châu không rõ nguồn gốc. Lô hàng này sau đó đã bị niêm phong để làm rõ nguồn gốc.

Ngày 15/1/2018, Đội QLTT số 1 phối hợp với Đội QLTT số 6, Chi cục QLTT Hà Nội bất ngờ kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH Heekcaa Việt Nam (số 10, đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 2.000 túi trà có nhãn mác nước ngoài đang được cắt bao bì và đóng gói sang các bao bì bằng giấy bạc khác, dán tem mác của một số công ty sản xuất chế biến chè uy tín của Việt Nam, cùng với hơn 100 hộp sữa đặc loại 5 kg nhãn hiệu nước ngoài. Chủ công ty này không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số nguyên liệu trên.

Tương tự, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Taco với thương hiệu trà sữa Tocotoco cũng từng bị lực lượng chức năng phát hiện nhiều nguyên liệu không rõ nguồn gốc nhưng sau đó được thay đổi nhãn mác thành của mình để đưa vào hệ thống. Tuy nhiên, tới nay, cơ quan chức năng vẫn chưa công bố kết quả xét nghiệm và người tiêu dùng cũng không rõ thực hư những sản phẩm này có hại như thế nào tới sức khỏe.

Trà sữa dù chất lượng, uống nhiều cũng gây hại cho sức khỏe

Đã đến lúc cần phải có sự tuyên truyền đúng về tác hại của những cốc trà sữa tưởng như vô hại. Cơ quan quyền lợi người tiêu dùng của chính phủ Trung Quốc tại Thượng Hải tiết lộ kết quả thử nghiệm trên 51 cốc trà sữa từ 27 nhãn hàng trong thành phố cho thấy chúng có chứa lượng calo cao hoặc lượng caffeine cao ở một số sản phẩm.

Chẳng hạn, một cốc trà sữa kem từ Le Le Cha chứa lượng calo tương đương với 1/3 khẩu phần ăn hàng ngày của người trưởng thành, trong khi một cốc của Letangkou, một loại trà sữa của Hồng Kông, có chứa lượng caffein tương đương với bốn ly cỡ vừa của Café Americano hay tám lon Red Bull.

Tại Việt Nam, chưa có cuộc thử nghiệm nào đối với trà sữa của các thương hiệu nổi tiếng để đo lượng caffein, calo hay lượng đường đối với sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng chỉ đơn giản căn cứ vào thành phần pha chế của trà sữa thì bạn cũng thấy đây là thứ đồ chống chỉ định cho những người bị béo phì, tiểu đường, rối loạn tim mạch, cao huyết áp...

Minh Minh (T/h)

Tin nổi bật