Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Uống lá tía tô đỏ tốt hơn lá tía tô xanh?

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Lá tía tô có vị cay, tính ấm, giúp trị cảm, trị nhức đầu, hen suyễn... Không chỉ ăn lá tía tô, một số người còn chọn cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày.

Tổng quan về lá tía tô

Tía tô là loại cây thân thảo sống hàng năm thuộc họ Lamiaceae, giống như hầu hết các loại cây thuộc họ Lamiaceae, nó có tinh dầu thơm dễ bay hơi, thường được dùng để chiết xuất hương liệu, làm thuốc hoặc làm gia vị trong nấu ăn. Trong số đó, các loại tía tô phổ biến có thể được chia thành hai loại tía tô đỏ (Perilla ocymoides var.) và tía tô xanh (purpurascens), hai loại tía tô có màu sắc khác nhau và công dụng cũng khác nhau.

Lá tía tô đỏ thường ít được ăn sống trực tiếp mà chủ yếu là dùng để chế biến thành các món ăn khác nhau. Ảnh minh họa 

Sự khác nhau giữa tía tô đỏ và tía tô xanh

Ngoài màu sắc là điểm phân biệt cơ bản nhất, kết cấu và mùi thơm cũng có thể được dùng để phân biệt.

Tía tô đỏ

Có hương vị đậm đà hơn nên ít người ăn sống trực tiếp mà hầu hết được người ra chế biến thành món ăn. Ngoài ra còn được dùng làm thành vị thuốc. Còn tía tô xanh được người ta ăn sống như một loại rau gia vị.

Tía tô đỏ giàu anthocyanin, hai mặt lá của nó đều có màu đỏ tím, mép lá hình cưa. Loại này có mùi thơm đậm đà đặc trưng. Trong y học cổ truyền dùng loại tía tô đỏ này để làm thuốc và là thuốc nhuộm thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra, ở Nhật Bản còn dùng tía tô đỏ để làm nước giải khát có vị chua chua, ngọt ngọt vô cùng lạ miệng.

Tía tô xanh

Lá tía tô xanh có mùi thơm mát, rất dễ ăn sống. Ảnh minh họa

Có mùi thơm tươi mát, rất thích hợp để ăn sống. Tía tô xanh thường thấy trong ẩm thực Nhật Bản và Hàn Quốc, như trong các món ăn sashimi của Nhật Bản, tía tô xanh là loại rau gia vị không thể thiếu, giúp làm giảm bớt mùi tanh của hải sản tươi sống của các món ăn truyền thống của người Nhật.

Ở Hàn Quốc, người ta có phong tục dùng tía tô xanh để bọc thịt nướng, hoặc ngâm tía tô với nước sốt cay Hàn Quốc, hành băm, gừng, tỏi, mè trắng, nước tương, đường và các gia vị khác để làm món ăn kèm.

Tóm lại, dựa vào màu sắc, mùi thơm và công dụng của tía tô đỏ và tía tô xanh có thể khẳng định là công dụng của tía tô đỏ tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi một loại sẽ có tác dụng tốt nhất với tùy vào mục đích sử dụng cho từng cá thể.

Lợi ích của lá tía tô với sức khỏe 

Đông y cho rằng, lá tía tô tác dụng bổ tỳ ích khí, giải trừ cảm. Vì vậy nếu bạn bị cảm mạo thì có thể dùng lá tía tô để cải thiện tình trạng bệnh.

Ngoài ra, phụ nữ uống nước lá tía tô còn tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, ngừa mụn, làm đẹp da. Uống nước lá tía tô giúp hỗ trợ giảm đau khớp do lá tía tô có tính kháng khuẩn cao. Lá tía tô giàu caroten, vitamin C, B2, giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể con người.

Có nên uống nước lá tía tô hàng ngày?

Tuy tía tô tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyên không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài. Nếu uống nước lá tía tô quá nhiều và trong thời gian dài sẽ dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, cơ thể suy nhược.

Bạn nên chia nhỏ lượng nước tía tô cho từng lần uống, mỗi đợt uống nước lá tía tô không nên uống quá lâu.

Trong lá tía tô cũng chứa nhiều axit oxalic, nếu uống thường xuyên sẽ tích tụ một lượng lớn axit oxalic trong cơ thể. Lượng axit oxalic lắng đọng trong cơ thể nhiều dễ gây tổn thương hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.

Ai không nên uống nước lá tía tô?

Lá tía tô có tính ấm, những người có biểu hiện nóng trong nhiều, tốt nhất không nên uống vì có thể làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, cá chép và tía tô cũng không nên kết hợp cùng nhau, tránh gây nóng, sinh ra mụn nhọt.

T.D (T/h)

Tin nổi bật