Vào cuối năm 2024, Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia số 13 hay còn gọi là "Khartiia" của Ukraine đã gây bất ngờ cho lực lượng Nga bằng cách thực hiện cuộc tấn công kết hợp đầu tiên chỉ được tiến hành bằng thiết không người lái. Cuộc tấn công lịch sử này liên quan đến nhiều thiết bị không người lái khác nhau từ robot mặt đất đến thiết bị bay không người lái (UAV) thông thường và thiết bị bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV).
“Họ [Nga] đã hoảng loạn. Những người lính địch trên mặt đất đặc biệt bất ngờ”, một sĩ quan S3 32 tuổi tại sở chỉ huy lữ đoàn Khartiia, biệt danh “Shuhai,” người giám sát cuộc tấn công cho biết. Dưới đây là chia sẻ của những người trực tiếp tham gia lên kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ tấn công chưa từng trong lịch sử này.
Một thiết bị không người lái mặt đất của Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia số 13 của Ukraine đang tiến về phía lực lượng Nga trên chiến trường. Ảnh:United24media
Thiết bị không người lái dẫn đầu cuộc tấn công lịch sử
Mục tiêu của cuộc tấn công là tạo tiền đề cho những bước tiến xa hơn, buộc quân đội Nga phải tập hợp lại, loại bỏ các mục tiêu quan trọng và kiểm tra sự phối hợp của trung tâm chỉ huy với các phi hành đoàn máy bay không người lái.
“UAV giống như điều tất yếu trong thời đại của chúng ta, cùng với các nền tảng mặt đất có thể tiến vào vị trí đối phương rồi phát nổ, hoặc di chuyển đến vị trí xác định rồi khai hỏa. Cách tiếp cận này không phổ biến, vì vậy chúng tôi đã khiến đối phương phải bất ngờ”, sĩ quan Shuhai nói.
Cuộc tấn công này đã đẩy giới hạn của cuộc chiến lên một tầm cao mới, khi được thực hiện bằng sự phối hợp hoàn toàn giữa hệ thống robot, thiết bị bay không người lái cỡ nhỏ đến cỡ lớn với trọng lượng lên tới 450 kg.
Tuy nhiên, việc phát động cuộc tấn công chưa từng có này đòi hỏi sự chuẩn bị tỉ mỉ, vì chưa có nhiều tiền lệ cho một cuộc tấn công như vậy. Ông Shuhai giải thích rằng mọi chi tiết đều được lập kế hoạch cẩn thận để đảm bảo các thiết bị không người lái sẽ được triển khai chính xác.
Lữ đoàn Khartiia triển khai tấn công các lực lượng của Liên bang Nga thông qua sự phối hợp của các thiết bị không người lái. Nguồn: X
Các lộ trình và hành động cho tất cả các nền tảng robot đã được lập kế hoạch và mô phỏng bằng cách sử dụng mô hình vật lý và mô hình ảo, mang lại khả năng thực hiện gần như hoàn hảo khi cần thiết nhất.
Lữ đoàn Khartiia không tiết lộ số lượng chính xác máy bay không người lái được sử dụng trong cuộc tấn công. Tuy nhiên, có hàng chục máy bay không người lái các loại, từ UAV nhỏ đến các mẫu lớn hơn nặng tới 450 kg đã tham gia.
Lữ đoàn Khartiia không tiết lộ chính xác số lượng thiết bị không người lái được sử dụng, nhưng theo báo cáo, hàng chục thiết bị bay không người lái thuộc nhiều chủng loại khác nhau đã tham gia cuộc tấn công, bao gồm: FPV trên không và mặt đất; thiết bị không người lái mặt đất trang bị tháp súng máy; thiết bị không người lái 4 cánh quạt (quadrocopter) hạng nặng chuyên thả bom và thiết bị bay không người lái làm nhiệm vụ trinh sát, giám sát trên không.
Một trung sĩ 26 tuổi của trung đội thiết bị không người lái mặt đất (UGV, robot mặt đất), có mật danh “Pan”, từng là nhà sinh học phân tử, đã chia sẻ về thành công của chiến dịch và tầm quan trọng ngày càng tăng của các thiết bị không người lái do Ukraine tự sản xuất.
"Mọi robot chúng tôi sử dụng đều được sản xuất tại Ukraine. Đó là kỷ nguyên mới của chiến tranh robot kết hợp, với mỗi hệ thống góp phần làm cho ngày của đối phương trở nên tồi tệ hơn rất nhiều", trung sĩ Ukraine thông tin thêm.
Loạt hạn chế trong cuộc tấn công lịch sử
Mặc dù chiến dịch phần lớn thành công, nhưng cũng không phải là không có trở ngại. Lữ đoàn đã trải qua một số tổn thất về thiết bị, song không phải do binh lính Nga. Video ghi lại trận chiến cho thấy thiết bị không người lái mặt đất tấn công đã bị các lực lượng Nga nhắm mục tiêu bằng pháo cối, bằng bom được thiết bị bay không người lái thả xuống và bằng thiết bị bay không người lái góc nhìn thứ nhất.
Binh sĩ Lữ đoàn Khartiia sử dụng thiết bị không người lái mặt đất. Ảnh:X
Tuy nhiên, máy bay không người lái của Ukraine đã tránh được sự phá hủy. Vấn đề chính xuất phát từ chính địa hình, một số thiết bị không người lái mặt đất bị kẹt trong điều kiện khó khăn, tạo ra một sự cố nhỏ. Mặc dù vậy, không có hệ thống nào bị phá hủy.
"Một trong những máy bay không người lái kamikaze của chúng tôi bị kẹt trong đất trên đường đến mục tiêu. Tháp pháo của chúng tôi cũng bị kẹt trên đường trở về. Tuy nhiên, không có chiếc nào trong số chúng bị Nga phá hủy", trung sõ Pan giải thích.
Chiến dịch chưa từng có của Ukraine đã thành công buộc lực lượng Nga phải tập hợp lại và phản ứng, khiến họ bất ngờ trong khi phá hủy thành công các nơi trú ẩn và chướng ngại vật quan trọng. Nhưng nó cũng nêu bật những lĩnh vực cần cải thiện.
Một bài học quan trọng là cần phải phối hợp tốt hơn giữa các thiết bị không người lái mặt đất và UAV, cùng với việc quản lý hiệu quả hơn các thông tin liên lạc của máy bay không người lái. Bất chấp những thách thức này, hoạt động này đã xác nhận rằng tương lai của chiến sự đã được định hình bởi robot.
Theo United24media