Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ukraine thay đổi chiến thuật tấn công, không chỉ nhằm vào cơ sở hạ tầng

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Bên cạnh việc tấn công cơ sở hạ tầng Nga, Ukraine được cho là đang tập trung phá hủy các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến của đối phương.

Theo thông tin mới nhất từ hãng tin CNN, các lực lượng Ukraine hiện đang tập trung phá hủy các hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Kiev cho rằng khí tài này đang ngày càng cản trở họ triển khai các loại vũ khí tiên tiến do phương Tây cung cấp ra mặt trận cũng như trong các cuộc tấn công.

Quân đội Ukraine cho biết đã phá hủy nhiều hệ thống phòng không của Nga trong những tuần gần đây bao gồm hệ thống tác chiến điện tử "Poly-21" và tên lửa đạn đạo Svet-KU. Ông Pavlo Petrychenko - chỉ huy đội máy bay không người lái (UAV) của Lữ đoàn cơ giới số 59 Ukraine nói với CNN rằng họ cần phá hủy những hệ thống tác chiến điện tử và phòng không Nga để có thể lấy lại lãnh thổ từ tay đối phương.

Ukraine tăng cường tấn công các hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Ảnh: Business Insider

Ông Petrychenko cho biết Nga bắt đầu sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử để can thiệp vào hệ thống liên lạc và điều khiển máy bay không người lái của Ukraine kể từ khi cuộc xung đột giữa 2 quốc gia nổ ra vào tháng 2/2022.

Tuy nhiên, Moscow gần đây cũng đã sử dụng loại vũ khí được mệnh danh là “sát thủ vô hình” này để chống lại các khí tài tiên tiến từ phương Tây như pháo phản lực HIMARS do Mỹ sản xuất. “Khi chúng tôi bắt đầu nhận thiết bị nước ngoài, họ bắt đầu sử dụng những hệ thống này để ngăn chặn vũ khí của chúng tôi”, vị chỉ huy Ukraine tiết lộ.

Các hệ thống tác chiến điện tử có thể cản trở nghiêm trọng các loại vũ khí tiên tiến mà Ukraine triển khai bằng cách gây nhiễu tín hiệu hoặc đánh lạc hướng tên khiến chúng bắn trượt mục tiêu. Theo một bài báo đăng trên tờ Economist tuần trước, hồi tháng 3, Ukraine phát hiện rằng đạn pháo dẫn đường bằng GPS Excalibur của họ đã bắt đầu đánh bỏ lỡ mục tiêu. Điều tương tự cũng xảy ra với bom dẫn đường JDAM-ER và tên lửa tầm xa GMLRS phóng từ hệ thống HIMARS do Mỹ cung cấp.

Một báo cáo hồi tháng 5 của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh ước tính rằng cứ 10 km dọc theo tiền tuyến thì Nga lại có một hệ thống tác chiến điện tử cỡ lớn. Trước đó, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ nghi ngờ về khả năng “sát thủ vô hình” Nga đã gây nhiễu tín hiệu khiến bom và vũ khí của Ukraine bắn trượt mục tiêu.

CNN lưu ý rằng so với các hệ thống vũ khí cũ, các hệ thống hiện đại như HIMARS đặc biệt dễ bị tấn công bởi thiết bị điện tử vì chúng sử dụng GPS để tấn công mục tiêu. Trong khi đó, Ukraine không chỉ đối phó với Nga bằng các cuộc tấn công mà còn bằng các hệ thống tác chiến điện tử của chính mình.

“Chúng tôi không chỉ mở rộng quy mô sản xuất máy bay không người lái, chúng tôi còn mở rộng quy mô sản xuất thiết bị điện tử và nói chung là thay đổi cách tiếp cận sử dụng tác chiến điện tử”, Bộ trưởng chuyển đổi số Ukraine Mykhailo Fedorov chia sẻ với CNN.

Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Ukraine Valerii Zaluzhnyi cũng viết trong một bài phân tích trên Economist đầu tháng này rằng việc sở hữu nhiều hệ thống tác chiến điện tử hơn chính là "chìa khóa dẫn tới chiến thắng" trong cuộc chiến với Nga. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng Ukraine đang tụt lại phía sau so với đối phương trong lĩnh vực này.

Phương Uyên (Theo Business Insider)

Tin nổi bật