Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng Nga – Ukraine mới nhất ngày 30/11: Khó có lệnh ngừng bắn ở Ukraine vào năm 2024

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết sẽ không có cơ hội ngừng bắn trong cuộc xung đột ở Ukraine vào năm 2024 do Kiev và các đồng minh phương Tây đã có quan điểm hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Moscow

Hãng tin RT đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov mới đây đã đưa ra phân tích của mình về mối quan hệ của Nga với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine trong một buổi phỏng vấn cùng tờ Izvestia.

Ông Ryabkov cho rằng sẽ không có đột phá nào cho việc ngừng bắn ở Ukraine vào năm 2024 mặc dù một số tờ báo phương Tây thời gian qua đưa tin Mỹ có thể sẽ thúc đẩy Tổng thống Volodymyr Zelensky tiến tới một giải pháp thương lượng với Moscow.

“Thật không may, Mỹ - quốc gia dẫn đầu phương Tây coi công thức hòa bình của ông Zelensky như một câu thần chú và cho rằng đó là cơ sở duy nhất có thể cho một thỏa thuận”, ông Ryabkov nói và nhấn mạnh một cuộc đàm phán hòa bình “không thể dựa trên cơ sở này”.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh: Getty Images

Thứ trưởng Ryabkov khẳng định “các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ đạt được một cách vô điều kiện”. Ông cũng nhắc lại sự mở rộng của NATO ở châu Âu là nguyên nhân chính dẫn đến xung đột Ukraine. Mối quan hệ của Moscow với khối quân sự do Mỹ đứng đầu khó có thể phục hồi trong thời gian gắn.

Ông Ryabkov đồng thời cảnh báo rằng các thành viên NATO đang “đánh bạc” bằng cách xâm phạm vào các lợi ích cơ bản của Nga và dường như tin rằng không có giới hạn nào trong việc này. Tuy nhiên, “họ có thể rơi vào nhóm thua cuộc”.

Xung đột Nga – Ukraine đến nay đã kéo dài gần 2 năm và trở thành một cuộc chiến tiêu hao. Nhiều đề xuất hoà bình cho xung đột đã được đưa ra nhưng chưa thể mang lại kết quả do quan điểm trái ngược giữa hai bên.

Giới chức Ukraine tuyên bố hòa đàm chỉ diễn ra khi Nga rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả Crimea. Ngoài ra, Kiev muốn mọi cuộc đàm phán hòa bình phải dựa trên cơ sở "công thức hòa bình" gồm 10 điểm do Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Kế hoạch hòa bình của ông Zelensky được đưa ra vào tháng 10 năm ngoái bao gồm một lộ trình dẫn đến an toàn hạt nhân, an ninh lương thực, một tòa án đặc biệt xét xử các vi phạm của Nga và một hiệp ước hòa bình với Moscow.

Nga đã bác bỏ đề xuất của Tổng thống Ukraine vì cho rằng nó xa rời thực thể. Moscow cũng từng nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đàm phán, nhưng với điều kiện Kiev phải thừa nhận "thực tế mới về lãnh thổ” rằng các vùng Zaporizhia, Kherson, Lugansk, Donetsk và bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga.

Phương Uyên (Theo RT)

Tin nổi bật