Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ukraine ra tuyên bố bất ngờ về tầm tấn công của vũ khí nước này vào sâu lãnh thổ Nga

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Quan chức Ukraine tuyên bố 46% ngành lọc dầu của Nga đang bị tấn công hoặc nằm trong tầm tấn công của vũ khí Ukraine.

Tuần vừa rồi, lực lượng Ukraine đã thực hiện một trong những cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Nga từ trước đến nay, sử dụng máy bay không người lái tự chế, tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp và tên lửa Storm Shadow của Anh.

Theo đó, Kiev đã tấn công vào nhiều mục tiêu ở 4 khu vực của Nga, bao gồm các cơ sở dầu khí, nhà máy công nghiệp và các địa điểm sản xuất quân sự, nằm cách biên giới hơn 1.000km.

Những cuộc tấn công này có mục tiêu tác động đáng kể tới nền kinh tế Nga và điều quan trọng là Ukraine phải nhận được sự hỗ trợ để buộc Kremlin tham gia vào các cuộc đàm phán, ông Podolyak nói.

"Hiện tại, 46% ngành lọc dầu của Nga đang bị tấn công hoặc nằm trong tầm tấn công của vũ khí Ukraine. Điều này có nghĩa là Nga đang dần mất đi một phần lớn ngành công nghiệp quan trọng này. Chúng tôi cũng đang tấn công vào các cơ sở hạ tầng quân sự chủ chốt ở khu vực châu Âu của Nga", Mykhailo Podolyak - cố vấn cấp cao của ông Zelensky nói.

"Chúng ta cần phải duy trì áp lực này nếu muốn bước vào các cuộc đàm phán từ một vị thế mạnh. Chỉ khi Nga đang chịu tổn thất, họ mới sẵn sàng đàm phán một cách thực sự", vị quan chức lý giải.

Lửa lớn bốc lên từ một kho dầu ở Engels, Nga sau cuộc tấn công UAV của Ukraine đêm 8/1. Ảnh: AKamyshin/X

Gần đây, Ukraine đã gia tăng các cuộc tập kích tấn công các nhà máy lọc dầu và cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga, sau khi nhận được sự cho phép từ Anh và Mỹ. Trong khi đó, Ukraine cũng tăng cường sản xuất máy bay không người lái trong nước, đặc biệt là UAV tầm xa.

Theo lý thuyết, việc nhắm vào các nhà máy lọc dầu của Nga là hiệu quả vì năng lượng là trụ cột nền kinh tế của Nga. Tuy nhiên, không rõ mức độ thiệt hại mà Ukraine đã gây ra, vì Nga giữ bí mật về phần lớn số liệu sản xuất dầu của nước này.

Trong khi đó, một nguồn tin tình báo của Ukraine cho biết Nga phần lớn có thể sửa chữa các cơ sở dầu khí "trong vòng một tuần" và chỉ có thêm tên lửa từ phương Tây, cùng với các biện pháp trừng phạt năng lượng mạnh mẽ hơn, mới có thể khiến Nga phải tính toán lại.

Hiện nay, Kiev đang ở vào tình thế hết sức cam go. Các lực lượng Ukraine vật lộn cản đà tiến của quân đội Nga ở miền Đông, nơi họ bị áp đảo về số lượng. Cơ hội để Ukraine lấy lại những lãnh thổ mà Nga đã chiếm trở nên ngày càng mong manh.

Nước Mỹ thời Biden là bên viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine. Và để duy trì mức độ viện trợ này từ Mỹ, Kiev hiểu rằng họ phải khéo ngoại giao với tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo tờ The Kyiv Post (Ukraine), ông Donald Trump đã chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ vào ngày 20/1. Để giải quyết xung đột Nga-Ukraine, chiến lược của ông Trump được dự đoán sẽ là gây áp lực lên cả hai bên.

Với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Trump có thể đe dọa cắt viện trợ nếu Ukraine từ chối một thỏa thuận mà Nga chấp nhận. Ngược lại, với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Trump có thể cảnh báo sẽ tăng viện trợ cho Ukraine nếu Nga từ chối một thỏa thuận công bằng.

Mặc dù khó có thể đạt được thỏa thuận trong 24 giờ như ông Trump tuyên bố khi tranh cử, nhưng với tình hình hiện tại, cả Nga và Ukraine đều có động lực để tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Nga cần chấm dứt những tổn thất về kinh tế và quân sự, trong khi Ukraine cần đảm bảo an ninh lâu dài cho đất nước. Dù vậy, thời gian thực tế để đạt được một thỏa thuận có thể sẽ kéo dài đến 24 tuần thay vì 24 giờ.

Ông Donald Trump đã chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ảnh: Reuters

Ngày 21/1, Tổng thống Zelensky đã có bài đăng chúc mừng ông Donald Trump một lần nữa đảm nhận cương vị Tổng thống Mỹ, ca ngợi sự quyết đoán của ông Trump và nhấn mạnh rằng chính sách “hòa bình thông qua sức mạnh” của ông Trump mang đến cơ hội để củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ cũng như để đạt được một nền hòa bình lâu dài và công bằng.

“Hôm nay là một ngày của sự thay đổi và cũng là một ngày của hy vọng về việc giải quyết nhiều vấn đề, bao gồm cả những thách thức toàn cầu”, ông Zelensky cho hay. 

Theo nhà lãnh đạo Ukraine, thế kỷ này đang được định hình ngay từ bây giờ và Kiev mong đợi sự hợp tác tích cực và cùng có lợi với Mỹ dưới thời ông Trump.

Chia sẻ trên CNN, ông Joanna Hosa - nhà nghiên cứu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu cho biết: Tình cảnh của ông Zelensky khiến ông ấy không thể thù địch với ông Trump được. “Ông Zelensky ít nhất phải lôi kéo ông Trump về phe Ukraine nhằm bảo đảm kết quả tốt nhất có thể cho Ukraine - đất nước phải dựa đáng kể vào sự hậu thuẫn từ Mỹ”, ông Joanna Hosa nói. 

Dù ông Trump nhấn mạnh phải sớm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine, với điều khoản có lợi cho Nga, Tổng thống Zelensky vẫn tuyên bố ông muốn “làm việc trực tiếp” với tân Tổng thống Mỹ. Có vẻ như ông Zelensky đã chấp nhận phải có nhượng bộ nhất định trên chiến trường.

Tin nổi bật