Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ukraine mất căn cứ lớn cuối cùng ở Crimea

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Lực lượng thân Nga đã xông vào một căn cứ không quân Ukraine tại Crimea, dùng xe bọc thép phá đổ cổng vào căn cứ.

(ĐSPL) - Lực lượng thân Nga đã xông vào một căn cứ không quân Ukraine tại Crimea, dùng  xe bọc thép phá đổ cổng vào căn cứ.
Lực lượng Nga đã chiếm nhiều căn cứ quân sự và chiến hạm của Ukraine ở Crimea, giữa lúc Nga hoàn tất việc sát nhập bán đảo chiến lược này.
Ukraine mất căn cứ lớn cuối cùng ở Crimea.
Chiếm căn cứ lớn cuối cùng của Ukraine ở bán đảo Crimea
Sáng 22/3, lực lượng thân Nga đã gửi một tối hậu thư cho các binh sĩ Ukraine tại căn cứ không quân Belbek, yêu cầu đầu hàng. Căn cứ Belbek nằm bên ngoài thành phố cảng Sevastapol và là một trong những căn cứ lớn nhất của quân đội Ukraine tại Crimea.
Vụ đánh chiếm căn cứ không quân Belbek đã diễn ra, sau khi một loạt các căn cứ khác của Ukraine cũng bị chính quyền Crimea thu giữ trong những ngày gần đây .
Căn cứ không quân Belbek là căn cứ lớn  cuối cùng của quân đội Ukraine rơi vào tay các lực lượng ủng hộ Nga. Bộ Quốc phòng Ukraine đã không cung cấp chi tiết về việc hiện thời Kiev còn kiểm soát bao nhiêu căn cứ quân sự trên bán đảo Crimea.
Một đoạn video - do  Bộ Quốc phòng Ukraine cung cấp – cho thấy một xe bọc thép chở quân BTR- 80 do  Nga đã xô đổ cổng trước của căn cức không quân  Belbek , một căn cứ nằm trên vịnh Sevastopol .  Các quan chức Ukraina cho biết 4 chiếc BTR- 80 đã tham gia vào cuộc tấn công này.
Binh sĩ  Ukraine ở trong căn cứ không quân Belbek đã không kháng cự.
Nguyên nhân của các vụ nổ vẫn chưa được làm rõ , mặc dù các quan chức Ukraine cho biết lựu đạn gây choáng đã được sử dụng . Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết một phóng viên và một  lính Ukraine bị thương trong  cuộc tấn công .
Đài truyền hìnhTSN của  Ukraine cho biết quân đội trong căn cứ ném lựu đạn khói trong một nỗ lực để giải tán một nhóm thanh niên cố gắng  vượt qua cổng vào căn cứ.

Tàu ngầm duy nhất của Ukraine treo cờ Hải quân Nga.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tính đến cuối ngày 21/3,  gần 2.000 trong tổng số 18.000 quân nhân Ukraine ở bán đảo Crimea đã " bày tỏ mong muốn về  Ukraine”. Tuy nhiên, bộ này cũng không nói số quân nhân còn lại sẽ  phục vụ trong quân đội Nga.
Biểu tình lớn ở miền Đông Ukraine
Việc  sáp nhập Crimea vào Nga đã gây ra một làn sóng biểu tình đòi cái điều tương tự ở một số thành phố lớn  miền Đông  Ukraine.
Miền Đông  Ukraine là trung tâm của các ngành công nghiệp nặng và khai khoáng  và  đó cũng là cơ sở hỗ trợ cho Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovich , người đã chạy  trốn sang Nga hồi  tháng trước,  sau 3 tháng biểu tình biến thành bạo lực ở thủ đô Kiev.
Khoảng một giờ sau khi các cuộc biểu tình bắt đầu ở Donetsk , đám đông đã diễu hành qua trung tâm thành phố và hô vang “Crimea, Donbass, Nga ".
 
Những người biểu tình dựng lên nhiều lều trại như những lều trại lớn từng được dựng lên tại Quảng trường Maidan ở trung tâm của Kiev,  sau khi các cuộc biểu tình chống lại Yanukovich nổ ra vào cuối tháng 10/2013 .
Cuối cùng, cuộc biểu tình ở Donetsk cũng giải tán trong trật tự . Một cuộc biểu tình tương tự dự kiến ​​sẽ diễn ra trong ngày hôm nay 23/3.
Nghị viện địa phương hôm21/3 đã thành lập một nhóm làm việc để chuẩn bị cho một cuộc  trưng cầu dân ý tương tự như ở Crimea. Ngày 22/3, những nhà  hoạt động đã cho ra những lá phiếu giả, mặc dù chính quyền địa phương đã không chính thức kêu gọi tiến hành trưng cầu dân ý.
Một số nhà hoạt động hàng đầu ủng hộ của Nga đã bị cảnh sát bắt giữ  về tình nghi  kích động các hoạt động ly khai . Cơ  quan an ninh Ukraine ngày 22/3 cho biết  đã bắt giữ Mikhail Chumachenko , lãnh đạo của lực lượng dân quân nhân dân Donbass tự xưng , tình nghi tìm cách chiếm chính  quyền.
Nga đã đưa các đạo quân lớn đến các khu vực gần biên giới với miền đông Ukraine. Tổng thống  Putin  cho biết  rằng ông không có ý định đưa quân vào phía miền Đông Ukraine , nhưng xung đột bạo lực  giữa các nhóm ủng hộ và chống ly khai ở khu vực này vẫn có thể được sử dụng như một cái cớ để Nga can thiệp quân sự.
Chủ tịch Hội đồng liên bang (Thượng viện Nga) Valentina Matvienko ngày 22/3 cho biết Nga không có ý định sáp nhập các khu vực khác của Ukraine, theo hãng tin Itar-Tass.
Nhóm quan sát viên OSCE không được vào Crimea
Giữa lúc căng thẳng bùng phát  ở miền Đông Ukraine,  Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu  (OSCE) đang triển khai một nhóm quan sát viên nhằm giảm thiểu  khủng hoảng.
Trong một tuyên bố hôm 21/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich hy vọng nhóm quan sát viên gồm  200 người của OSCE  “giúp giải quyết  cuộc khủng hoảng nội bộ Ukraine  và đảm bảo tôn trọng nhân quyền  ở nước này”.
Hiện vẫn chưa rõ liệu nhóm quan sát viên này có được phép vào Crimea hay không. Tuần trước , các lực lượng than Nga đã không cho một nhóm quan sát quân sự OSCE  vào bán đảo Crimea . Bản thân OSCE ngày 21/3 cũng không nói có cử quan sát viên đến Crimea hay không.
Ngày 22/3, phát ngôn viên Lukashevich cho biết  rằng nhiệm vụ của OSCE " sẽ phản ánh trật tự chính trị và pháp lý mới và sẽ không bao gồm Crimea và Sevastopol, vốn đã trở thành một phần của Liên bang Nga”.
Chính phủ Nga và những người ủng hộ ông Yanukovich nói rằng vụ lật đổ Tổng thống dân bầu Yanukovich là một cuộc đảo chính và cáo buộc những người sau đó lên nắm quyền là theo chủ nghĩa dân tộc và sẽ  đàn áp những người gốc Nga ở miền  Đông Ukraine.
Trong khi đó, ông Daniel Baer – trưởng phái bộ Mỹ bên cạnh  OSCE – nói rằng  các quan sát viên cần phải có quyền vào Crimea vì vùng lãnh thổ vẫn thuộc về  Ukraine.
Minh Đức (Dịch) 

Tin nổi bật