Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tỷ phú ngỏ ý huy động gần 900 triệu USD “cứu” hãng đồ chơi huyền thoại của Mỹ là ai?

(DS&PL) -

Tỷ phú Isaac Larian từng kêu gọi các công ty đồ chơi khác như Lego và Disney, và cả ở Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Đệ nhất Tiểu thư Ivanka chung tay cứu “biểu tượng Mỹ

Tỷ phú Isaac Larian từng kêu gọi các công ty đồ chơi khác như Lego và Disney, và cả ở Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Đệ nhất Tiểu thư Ivanka chung tay cứu “biểu tượng Mỹ”.

Tỷ phú Isaac Larian (Mỹ) vừa ngỏ ý chi 890 triệu USD mua lại hơn 300 cửa hàng Toys ‘R’ Us tại Mỹ và Canada. Đồng thời, ông cùng một số nhà đầu tư khác còn triển khai chiến dịch gọi vốn cộng đồng nhằm huy động thêm 1 tỷ USD để cứu Toys ‘R’ Us khỏi phá sản hoàn toàn.

Toys ‘R’ Us từng đưa ra thông báo sẽ phải đóng cửa tất cả các tiệm ở Mỹ, ảnh hưởng tới khoảng 800 địa điểm và chừng 33,000 việc làm. Công ty cho biết thêm là tiệm ở các quốc gia khác cũng sẽ phải bán đi.

Toys ‘R’ Us nộp đơn khai phá sản hồi Tháng 9/2017, có số nợ là 8 tỷ USD không trả được sau khi đã mua lại công ty khác vào năm 2005.

Dù mang tiếng là đối thủ nhưng Larian cho rằng sự sụp đổ của Toys ‘R’ Us là điều đáng tiếc nhất của thế giới đồ chơi. Tuy nhiên, Larian từ chối tham gia vào ban lãnh đạo Toys ‘R’ Us nếu chiến dịch giải cứu thành công.

Tỷ phú Isaac Larian. Ảnh: TNP

Larian đã bỏ vào 200 triệu USD và đặt mục tiêu gọi được một tỷ USD. Ông tin rằng các tỷ phú khác, như người sáng lập Amazon Jeff Bezos hay CEO Facebook Mark Zuckerberg sẽ ủng hộ sáng kiến này. “Họ cũng từng là trẻ con” - ông chia sẻ.

Để khuyến khích, vị tỷ phú cam kết đặt tên cửa hàng theo tên những người tài trợ hơn 10 triệu USD, cung cấp đồ chơi của hãng suốt đời và thậm chí sẽ cân nhắc trao cổ phần Toys ’R’ Us. Tất nhiên, những cam kết này chỉ được giữ nếu việc mua lại thành công và hứa sẽ trả lại tiền nếu kế hoạch thất bại.

Ông Larian, hiện điều hành công ty MGA Entertainment Inc. ở California, một công ty tư nhân về đồ chơi và giải trí.“Nếu không còn Toys ‘R’ Us, tôi không nghĩ chúng ta còn kỹ nghệ đồ chơi” - ông Larian nói.

Ông mở cuộc vận động trên GoFundMe với hashtag #SaveToysRUs. Ông liên tục nhấn mạnh việc duy trì Toys ‘R’ Us bằng mọi giá, như là một nơi trình bày và cung cấp đồ chơi cho trẻ em. Cho tới nay, ông Larian là người ủng hộ Toys R Us mạnh mẽ nhất trong thập niên qua.

Được biết, Isaac Larian là ông chủ của hình tượng búp bê Bratz và công ty giải trí MGA Entertainment.  Năm 2006, Bratz chiếm tới 40% thị trường búp bê. Búp bê Bratz ra đời khiến doanh thu của dòng búp bê Barbie sụt giảm đến chóng mặt. Năm 2004, con số thống kê cho thấy ở Anh số lượng búp bê Bratz được bán ra đã qua mặt “nữ hoàng’ Barbie. Năm 2005, lượng búp bê Barbie bán ra ở Mỹ giảm 30%, còn trên bình diện toàn cầu giảm 18%.

Tuy nhiên, hồi năm 2001, cuộc chiến giữa dòng búp bê do tỷ phú Isaac Larian làm chủ và  búp bê Barbie diễn ra ngoạn mục, kéo dài suốt nhiều năm khiến dư luận xôn xao.

Không đài các như Barbie nhưng Bratz phù hợp với lối “phá cách” của thời đại hôm nay: Đầu to tướng, thân thể ốm, đôi môi to phúng phính, quần áo trang điểm sặc sỡ và mang phong cách hippy. Đến lượt làn sóng Bratz tràn ngập các cửa hiệu đồ chơi.

Toys ‘R’ Us từng đưa ra thông báo sẽ phải đóng cửa tất cả các tiệm ở Mỹ, ảnh hưởng tới khoảng 800 địa điểm và chừng 33,000 việc làm. Ảnh: KOKH

Cụ thể, Mattel – chủ nhân của Barbie - đòi MGA Entertainment bồi thường 500 triệu USD vì cho rằng tác giả của loạt búp bê Bratz đã xây dựng ý tưởng và đưa ra những bức phác thảo của dòng búp bê này trong khi còn làm việc cho Mattel. Ngược lại MGA tố cáo một số mẫu búp bê Barbie của Mattel “chôm” kểu mắt tròn thô lố của Bratz.

Nhân vật trung tâm của cuộc tranh chấp là Carter Bryant, một hoạ sĩ có tài. Bryant làm việc cho Mattel từ tháng 9/1995 tới tháng 4/1998 rồi quay trở về đây vào tháng 1/1999. Tuy nhiên, Bryant lại một lần nữa rời bỏ Mattel vào tháng 10/2000 để đến với MGA.

Mãi tới năm 2008, toà án mới đưa vụ Barbie chống lại Bratz ra xét xử. Mattel tố cáo MGA đã lôi kéo Bryant trong thời gian người hoạ sĩ này – dù đang sáng tác các mẫu búp bê cho Mettel - thông báo cho công ty biết rằng anh ta tạm nghỉ 2 tuần. MGA nói rằng khi thực hiện những phác thảo cho búp bê Bratz, Bryant không còn làm việc cho Mattel.

Với tư cách là người làm công, Bryant đã từng giới thiệu mẫu búp bê này với Mattel nhưng công ty này không quan tâm. Làm việc cho Mattel, Bryant có ký một thoả thuận cam kết không mang những ý tưởng hoặc những dự án anh đang làm việc giúp cho các công ty cạnh tranh.

Bryant nói trong thời gian nằm dài ở nhà cha mẹ ở bang Missouri, trong đầu anh ta đã nảy ra ý tưởng về một mẫu búp bê mới đầu to tướng, môi dày trề và ăn mặc theo mốt “phá cách” của giới trẻ.

Luật sư của MGA nói họ không biết là Bryant vẫn đang làm việc cho Mattel. MGA còn cho rằng cho dù Bryant quả thực là nhân viên ăn lương của Mattel nhưng vì anh sáng tạo ra Bratz ngoài giờ làm việc nên kết quả lao động thuộc quyền sở hữu của anh.

Cuộc tranh cãi nổ ra là liệu những mẫu búp bê đó được Bryant phác thảo ra trong giờ hay ngoài giờ làm việc, và nếu chúng là là sản phẩm của những buổi tối Bryant ngồi miệt mài với cây bút chì ở nhà thì chúng có bị ràng buộc bởi bản hợp đồng giữa hoạ sĩ này với Mattel hay không.

Trong phán quyết của toà đưa ra hồi tháng 7/2008 một thẩm phán đã quyết định MGA phải trả cho Mattel 100 triệu USD vì cho rằng thế hệ búp bê Bratz đầu tiên gồm 4 mẫu Cloe, Jade, Sasha và Yasmin ra đời khi Bryant vẫn còn ăn lương của Mattel. Nhưng MGA nói Bryant làm công việc trong khoảng thời gian hoạ sĩ này không làm việc cho Mattel.

Tháng 12 /2008 Mattel xin được lệnh của toà buộc MGA ngưng sản xuất và bán búp bê Bratz.Một quỹ tín thác được lập ra để tạm giữ thương quyền của dòng búp bê Bratz đã và sẽ được sản xuất. MGA chống án và được một thẩm phán kết luận rằng Mattel chỉ có thể đòi hỏi quyền sở hữu giới hạn đối với 4 mẫu búp bê Bratz đầu tiên và 2 mẫu tiếp theo đó chứ không phải với toàn bộ các mẫu.

Tuy nhiên, ở phía ngược lại, MGA lại có quyền khởi kiện với hầu hết những khiếu nại đưa ra trước đây nói rằng Mattel đã đánh cắp bí mật thương mại liên quan tới Bratz.

Tháng 7/2010, Toà phúc thẩm khu vực 9 tuyên bố rằng quyền bán búp bê Bratz thuộc về MGA, tiếp đó, ngày 21/4/2011 Toà án tuyên bố rằng Mattel đã đánh cắp 26 bí quyết thương mại của MGA và do đó phải bồi thường cho MGA 3.4 triệu USD, khiến cho tổng số tiền lên tới 88,5 triệu USD.

Ngoài ra, MGA được bồi thường tiền án phí lên tới 170 triệu USD, tổng cộng các nỗ lực của luật sư Jennifer Keller được tưởng thưởng hơn 300 triệu USD. Isaac Larian, giám đốc điều hành MGA đã bật khóc khi nghe toà tuyên án.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật