Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tương lai của “đế chế” Samsung sau “phiên tòa thế kỷ’?

(DS&PL) -

Sau khi "phiên tòa thế kỷ" diễn ra, nhiều người đang quan tâm tương lai của “đế chế” Samsung và “thái tử” Lee Jae-yong sẽ ra sao nếu như bị kết án.

Sau khi "phiên tòa thế kỷ" diễn ra, nhiều người đang quan tâm tương lai của “đế chế” Samsung và “thái tử” Lee Jae-yong sẽ ra sao nếu như bị kết án.

Theo tin tức trên TTXVN, trong phiên toà diễn ra ngày 9/3 tại Seoul, Hàn Quốc, ông Lee Jae-yong – Phó Chủ tịch tập đoàn Samsung - bị cáo buộc các tội hối lộ, tham ô và các hành vi phạm tội khác trong vụ án tham nhũng tai tiếng có liên quan đến Tổng thống Park Geun-hye.

Các công tố viên Hàn Quốc đã cáo buộc ông Lee, hay còn gọi là Jay Y. Lee, đã hối lộ hàng chục triệu USD cho Tổng thống Park Geun-hye và bạn của bà là Choi Soon-sil nhằm củng cố thêm quyền lực của ông này đối với công ty. Tuy nhiên, tại phiên tòa này phiên tòa, luật sư của ông Lee đều phủ nhận mọi cáo buộc trên.

Ông Lee Jae-yong – phó chủ tịch tập đoàn Samsung bị cáo buộc tội hối lộ.

Ngay khi thông tin về phiên tòa xét xử này được ấn định thời gian, nhiều người Hàn Quốc đã gọi đây là “phiên tòa thế kỷ” vì sự vụ dính líu đến những bê bối chính trị lớn nhất quốc gia này.

Kênh truyền hình CNN đưa tin, tính đến thời điểm hiện tại, vụ bê bối của ông Jay Lee vẫn chưa có dấu hiệu ảnh hưởng tiêu cực đến công việc kinh doanh của Samsung. Cổ phiếu của Samsung vẫn duy trì mức tăng sau khi ông Lee bị bắt giữ vào tháng trước, thậm chí còn lập kỷ lục trong tuần.

Theo kế hoạch, Samsung vẫn tiếp tục ra mắt các dòng sản phẩm mới, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng và công nghệ thực tế ảo, cụ thể là chiếc Galaxy S8 sẽ được trình làng vào cuối tháng 3

Các nhà phân tích cho rằng, nếu ông Jay Lee thực sự bị kết án có tội và phải ngồi tù, trong thời gian ngắn, hoạt động của Samsung vẫn diễn ra như thường. Bryan Ma – một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu IDC – cho biết: “Samsung có một đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp. Nhiều quyết định vẫn sẽ được tiến hành mặc cho việc ông Lee có phải ngồi sau song sắt hay không”.

Báo Vietnamnet cũng đưa tin, Hiện rất khó để phỏng đoán về kết quả của vụ đại án này. Một số nhà phân tích nhận định, ngay cả khi ông Lee bị phát hiện có tội thì điều này cũng không thể ảnh hưởng đến việc ông sẽ kế nhiệm cha.

Trong lịch sử phát triển của mình, đây không phải là lần đầu Samsung và gia tộc họ Lee phải đối mặt với những cáo buộc phạm tội liên quan đến tham nhũng. Tuy nhiên, ông Jay Lee là nhà lãnh đạo Samsung đầu tiên bị bắt giam trước khi diễn ra phiên xét xử.

Cha ông Lee, cựu Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee đã hai lần bị kết tội do trốn thuế và lạm dụng tín nhiệm. Tuy nhiên, cựu chủ tịch Samsung không phải bị ngồi tù do được hưởng một số ân xá từ tổng thống. Hiện tại, Lee Kun-hee đang điều trị tại bệnh viện sau cơn đau tim năm 2014.

Ngoài ông Lee Kun-hee, rất nhiều chủ tịch của các chaebol (công ty gia tộc) hác như Hyundai, SK và Hanwha cũng đều được chính phủ Hàn Quốc ân xá trong thời gian qua. Gần đây nhất, vào tháng 8/2016, Tổng thống Park đã quyết định tha tù trước thời hạn đối với Lee Jay-hyun, người đứng đầu tập đoàn CJ và cũng là cháu trai của Chủ tịch Samsung.

Với các tiền lệ trên, không khó để người ta tin rằng "thái tử" của Samsung cũng có thể được ân xá nếu bị kết tội. Lợi thế của ông Lee Jae-yong chính là tầm ảnh hưởng của tập đoàn ở trong nước. Samsung hiện đóng góp tới gần 1/5 GDP của Hàn Quốc. Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc thậm chí từng thú nhận đã cân nhắc các tác động tiềm tàng đối với nền kinh tế đất nước, trước khi ra quyết định có bắt giữ ông Lee hay không.

Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều thuận lợi với “thái tử” của Samsung. Người dân Hàn Quốc ngày càng trở nên bất bình và phẫn nộ trước tình trạng tham nhũng và gia đình trị tại các chaebol. Hơn thế nữa, Tổng thống Parkvừa bị phế truất thì tương lai người thừa kế Samsung có đk ân xá như người cha của mình hay không vẫn là ẩn số.

(tổng hợp)

Tin nổi bật