Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từ vụ hai nữ sinh đánh nhau, cả lớp reo hò: Vì đâu nên nỗi?

(DS&PL) -

Nhiều người không khỏi lo lắng và cho rằng: Vấn nạn bạo lực học đường đang là nỗi niềm trăn trở của các bậc phụ huynh. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, nhiều người không khỏi lo lắng và cho rằng: Vấn nạn này đang là nỗi niềm trăn trở của các bậc phụ huynh. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Mới đây nhất là vụ hai nữ sinh lao vào đánh nhau, hàng chục bạn bè cùng lớp reo hò, cổ xúy ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi đăng tải, sự việc đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của dư luận. Nhiều người cho rằng, đây là hành vi bạo lực vô cảm, không thể chấp nhận được.

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, chuyên gia tâm lý Trần Ly cho rằng, trong các vụ bạo lực học đường, gia đình phải chịu trách nhiệm lớn nhất. “Mục tiêu của giáo dục là truyền đạt kiến thức, rèn luyện kỹ năng và đạo đức cho con trẻ. Trong đó, truyền đạt kiến thức do nhà trường phụ trách, còn kỹ năng và đạo đức do chính gia đình phụ trách. Giữa nhà trường và gia đình có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau. Gia đình cần sát sao, nắm bắt được sự thay đổi của con trẻ để có những biện pháp hỗ trợ nhà trường kịp thời nhất”, chuyên gia Trần Ly lý giải. 

Vấn nạn bạo lực học đường đang khiến dư luận xã hội phải quan tâm.

Vị chuyên gia phân tích, rất nhiều gia đình khi nghe tin con đánh nhau họ mới ngỡ ngàng và hoang mang. Nhiều người còn hồn nhiên giải thích: “Không, con tôi ở nhà rất ngoan, cháu thậm chí còn rất nhút nhát”, “Nó là đứa trẻ học giỏi, ngoan ngoãn chắc chắn bị bạn bè xúi giục”, "Con tôi chắc chắn không tự ý đánh nhau, bạn bè làm căng quá nên nó mới bột phát"… Họ nói thế, nhưng họ đâu biết con mình ở trường cũng thuộc diện thường xuyên gây rối, mất trật tự trong giờ học, thậm chí đánh nhau. Đôi lần cô giáo nhắc, nhiều phụ huynh lại ác cảm, nghĩ rằng cô giáo có định kiến với con mình.

"Điều này cho thấy, họ vẫn chưa thật sự sát sao, hiểu về con mình. Họ vẫn thiếu trách nhiệm trong vấn đề giáo dục con trẻ", vị chuyên gia nhấn mạnh. 

Cũng theo vị chuyên gia, đã là người làm bố, làm mẹ, thì phải nắm bắt được những vấn đề tâm sinh lý và đặc biệt là biết được tính cách của con mình. Tối thiểu phải hiểu được đặc tính “ngầm” của con. Đặc biệt, người hiểu rõ con nhất phải là người mẹ. Hãy nhớ, ngay cả bố mẹ không hiểu con mình, không nắm rõ tính cách con mình làm sao thì không ai có thể hiểu được.

"Dù công việc bận rộn, mưu sinh vất vả nhưng mỗi người mẹ nên dành 30 phút để trò chuyện cùng con mỗi ngày. Đầu tiên là nói về những bài giảng, những niềm vui của ngày hôm nay con nhận được. Sau đó, dần dà, khơi gợi những điều khiến con không hài lòng về ngày hôm đó. Chẳng hạn như: Bạn A. nói con mập, bạn B. chê cái áo này của con, bạn C. nói không thích chơi với con... Để từ đó giúp con tháo gỡ những vướng mắc con vấp phải.

Cha mẹ đừng chủ quan, những điều tưởng chừng như đơn giản này lại tạo nên tính cách của một đứa trẻ, nó có thể giúp con bạn sống cởi mở, chân thành hoặc khiến con bạn chọn cách sống khép kín. Mỗi ngày một chút, bố mẹ sẽ hiểu được mong muốn, định hướng và nguyện vọng của con trẻ, từ đó giúp con hoàn thiện mình hơn", chuyên gia Trần Ly chia sẻ. 

Ngoài ra, cha mẹ không thể đổ lỗi cho xã hội, cho bạn bè cháu, bởi vì hoàn toàn không có một xã hội trong vắt như pha lê, ở bất kỳ đâu, xã hội cũng luôn luôn có người này người kia. Vì vậy, điều quan trọng, gia đình phải có trách nhiệm giáo dục đứa trẻ để có thể bài trừ cái xấu và đón nhận cái tốt. Không phải như mọi người vẫn nói là lớn lên “trời sinh tính”, mà tính như thế nào, gia đình phải biết để trị, để uốn nắn, những người làm bố, làm mẹ như thế cực kỳ vô trách nhiệm.

Minh Khôi

Tin nổi bật