Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từ vụ dàn dựng nhảy tự tử ở cầu Đông Trù: Dựng hiện trường giả có vi phạm pháp luật?

  • Khánh Ngân
(DS&PL) -

Theo luật sư Kiên, việc dựng hiện trường giả tự tử không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý nhiều người mà còn có thể gây tốn kiếm về nhân lực, vật lực khi tiến hành triển khai việc tìm kiếm.

Liên quan đến nghi vấn 4 mẹ con nhảy cầu Đông Trù (phạm vi thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP.Hà Nội) tự tử gây xôn xao dư luận, thông tin với PV, lãnh đạo UBND phường Thượng Thanh, quận Long Biên cho biết, qua trích xuất camera, lực lượng chức năng phát hiện 4 mẹ con không nhảy xuống sông. Hiện tại, 4 mẹ con đã ở nhà ở Vĩnh Phúc an toàn. Lực lượng chức năng đã kết thúc công việc tìm kiếm và xử lý những bước tiếp theo.

“Rất may không có vụ nhảy cầu nào xảy ra, đây là 1 thông tin rất hạnh phúc. Về việc dựng hiện trường giả nhảy cầu, có thể cô này mâu thuẫn, xích mích gì đó với chồng nên đã tạo hiện trường giả khiến người chồng phải lo lắng”, vị lãnh đạo thông tin.

Người dân tập trung ở cầu Đông Trù theo dõi sự việc sáng 1/3.

Thông tin về vấn đề đang gây xôn xao dư luận này, luật sư Phạm Hồng Kiên – Giám đốc Công ty Luật Cán Cân Việt cho rằng, bất kì 1 vụ dựng hiện trường giả tự tử đều ảnh hưởng đến tâm lý của rất nhiều người. Cùng với đó, sự việc sẽ  được đăng tải trên mạng xã hội với sự chia sẻ chóng mặt, nhiều người tham gia tìm kiếm. Đồng thời, việc triển khai tìm kiếm gây tốn kiếm về nhân lực, vật lực. 

Do đó, pháp luật có quy định về xử lý trường hợp tung tin giả. Theo đó, trường hợp, người nào cố tình báo tin giả về sự cố, tai nạn cho lực lượng chức năng thì có thể bị xử lý về hành vi “Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả” theo Điểm b Khoản 2 Điều 42 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính Phủ, mức phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Luật sư Phạm Hồng Kiên.

Trường hợp người đó không phải là người báo tin giả về sự cố, tai nạn nhưng có hành vi dựng hiện trường giả về sự cố, tai nạn (không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản) gây mất trật tự tại nơi công cộng như cầu đường thì có thể bị xử phạt về hành vi “Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác” theo Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính Phủ. Mức phạt với hành vi trên là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

“Trong cuộc sống hằng ngày, không thể tránh khỏi những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, mọi người cần bình tĩnh ngồi lại để tìm ra phương án giải quyết cho thấu đáo. Nếu không thể tìm ra tiếng nói chung thì nhờ người thân, chính quyền can thiệp, hòa giải để tránh những sự việc gây ảnh hưởng đến người thân và cộng đồng”, luật sư Kiên nhấn mạnh.

Khánh Ngân

Tin nổi bật