Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từ vụ cô dâu chú rể bị “giam lỏng”: Khi nào được phép bắt giữ người?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo luật sư, ngoài các cơ quan hành pháp, tư pháp như cơ quan công an, bộ đội biên phòng…được bắt giữ người trong các trường hợp quy định tại bộ luật tố tụng hì

(ĐSPL) - Theo luật sư, ngoài các cơ quan hành pháp, tư pháp như cơ quan công an, bộ đội biên phòng…được bắt giữ người trong các trường hợp quy định tại bộ luật tố tụng hình sự thì các cá nhân chỉ được bắt giữ người trong trường hợp người phạm tội bị bắt quả tang, bắt theo lệnh truy nã.

Vụ việc cô dâu chú rể bị "giam lỏng" sau tiệc cưới đang gây xôn xao dư luận.

Theo thông tin trên báo chí, sau tiệc cưới, do không đồng ý với cách phục vụ của nhân viên nhà hàng và cho rằng thức ăn không giống như trong hợp đồng đã ký trước đó nên cô dâu chú rể yêu cầu gặp chủ nhà hàng và không đồng ý trả nốt số tiền còn thiếu. Sau đó, cô dâu chú rể được cho là bị nhà hàng "giam lỏng" suốt đêm.

Cũng theo thông tin trên báo chí, Công an P.Hòa Thạnh đã tới nhà hàng ghi nhận vụ việc và cho rằng đây là tranh chấp dân sự giữa các bên.

Liên quan đến những khía cạnh pháp lý, trao đổi với PV, luật sư Quách Thành Lực, Cty Luật Hà Nội Tinh Hoa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội dẫn Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 (BLHS), quy định: “Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành vi ngăn cản tước đoạt sự tự do hoạt động, tự do di chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật về căn cứ thẩm quyền và thủ tục. Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

“Tính trái pháp luật nói trong điều luật này là không đúng về thẩm quyền, không có căn cứ, không theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định trong việc bắt, giữ hoặc giam người. Nhân viên nhà hàng không phải là người có thẩm quyền bắt giữ người. Hành vi này có dấu hiệu rõ ràng của tôi bắt Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.” - Luật sư Lực nói.

Luật sư Quách Thành Lực, Cty Luật Hà Nội Tinh Hoa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Cũng theo luật sư Lực, tranh chấp dân sự về Hợp đồng các bên nếu không thượng lượng được thì có quyền đề nghị Tòa án giải quyết. Trong một xã hội có pháp luật cách hành xử giam, giữ người để giải quyết tranh chấp Hợp đồng là vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm. Tùy mức độ hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Chỉ được bắt giữ người trong trường hợp người phạm tội bị bắt quả tang, bắt theo lệnh truy nã”

Luật sư Lực dẫn Khoản 2, Điều 20 Hiến Pháp 2013 quy định: "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định."

Khoản 5, Điều 31 Hiến Pháp 2013 cũng nhấn mạnh: "Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật."

Những quy định trên của Hiến pháp nhằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của công dân từ phía các cơ quan, cán bộ nhà nước.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 20 và khoản 5 Điều 31 của Hiến Pháp chính là cơ sở để xây dựng Luật Tố tụng Hình sự trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong thực tiễn.

[poll3]691[/poll3]

Xin cảm ơn luât sư!

Nội dung vụ việc được đăng tải trên báo Tri thức trực tuyến như sau: tối 8/1, anh N.T.T. cùng chị N.T.T.H. tổ chức tiệc cưới tại một nhà hàng ở đường Thoại Ngọc Hầu (phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú).

Trong lúc đãi tiệc, cô dâu chú rể không đồng tình với cách phục vụ của nhân viên nhà hàng như liên tục hối thúc khách ăn; thức ăn không ngon như ăn thử trước đó.

Do vậy, sau khi tan tiệc anh T. không chấp nhận trả hết số tiền 64 triệu đồng (đã trả một nửa trước đó) và yêu cầu được nói chuyện với đại diện nhà hàng. Tuy nhiên, quản lý nhà hàng nói đến sáng mai chủ mới có mặt và yêu cầu bảo vệ đóng cửa không cho khách ra về.

Công an phường Hòa Thạnh đã tới ghi nhận vụ việc nhưng không giải quyết vì cho đây là hợp đồng dân sự giữa các bên.

Tin nổi bật