Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từ con của gái mại dâm trở thành sinh viên nhận học bổng toàn phần của Đại học New York

(DS&PL) -

Mỗi cá nhân đều phải trải qua những cuộc đấu tranh gian khổ để được bản lĩnh và nghị lực thực hiện được ước mơ của chính mình.

Mỗi cá nhân đều phải trải qua những cuộc đấu tranh gian khổ để có thể thực hiện được ước mơ của chính mình. Có vượt qua được khó khăn, bạn mới có bản lĩnh và nghị lực để hoàn thành mục tiêu của mình.

Đối với cô gái Ashwini nhỏ bé, để có thể trở thành sinh viên nhận được học bổng toàn phần của đại học New York quả không phải là một việc dễ dàng. Nhất là khi cô lại được sinh ra từ một gái mại dâm tại khu ổ chuột của Ấn Độ.

Dưới đây là những chia sẻ của Ashwini về những gì cô đã vượt qua được khi còn nhỏ để có được thành tựu như ngày hôm nay.

Thời thơ ấu của cô ấy

"Kí ức về thời thơ ấu của tôi hình như chỉ toàn là chạy. Khi lên 5 tuổi, tôi đã học cách chạy trốn khỏi mẹ mình, một gái mại dâm, bởi bà ấy thường đánh tôi thâm tím mình mẩy chỉ vì những lý do hết sức nhỏ nhặt như là bà ta bị mất thỏi son chẳng hạn.

Một trong những ký ức ấn tượng đầu tiên của tôi về mẹ mình là khi tôi đang chơi trốn tìm cùng bạn bè trong một tòa nhà và rồi do nhầm lẫn, tôi đã đẩy đổ một chiếc xe đạp dựng phía sau mình. Người bảo vệ đã khóa nhốt chúng tôi trong đó rồi đi mách mẹ tôi. Sau đó tôi thấy mẹ chạy về phía tôi, tay cầm chổi, miệng mắng mỏ... Tôi đã rất sợ hãi và vội chạy nhanh nhất có thể."

Cô ấy được đưa đến một nhà làm phước

"Khi lên 8 tuổi, mẹ cuối cùng cũng phải đưa tôi đến một nhà làm phúc của những người theo đạo Cơ Đốc giáo, nơi mà nhiều năm sau đó, tôi tiếp tục phải chạy trốn khỏi những trận đòn roi của các giáo viên. Ở đó, những đứa trẻ chúng tôi phải tuân theo quy tắc của họ nếu không sẽ bị đánh, bỏ đói trong nhiều ngày.

Trong thời gian này, mẹ tôi qua đời và thế là tôi cứ phải tiếp tục tìm cách tồn tại ở đó suốt 10 năm trời vì chẳng còn nơi nào khác để đi cả."

Cô ấy quyết định chạy trốn!

"Một vài người bạn của tôi đã tìm cách chạy trốn đến một nơi gọi là Kranti, nơi chuyên trông coi những cô gái như tôi... Họ nói với tôi rằng ở nơi đó có cuộc sống tốt hơn và khuyến khích tôi đi theo họ. Tôi cuối cùng đã bị thuyết phục và quyết tâm chạy trốn ra khỏi nhà làm phước. Và đó là khi mà cuộc đời tôi thay đổi..."

Cô bắt đầu được học những điều mới ...

"Tại Kranti, mỗi tuần tôi đều được học trị liệu bệnh tật, được học về nghệ thuật, khiêu vũ và các hình thức chữa bệnh khác. Sau khi học được đầy đủ về những phương pháp này, tôi bắt đầu làm tình nguyện viên để giúp đỡ những đứa trẻ khác."

Làm tình nguyện cho các hoạt động nghệ thuật...

"Hoạt động yêu thích nhất của tôi là làm tình nguyện viên tại Bệnh viện Tata Memorial Hospital, nơi tôi mang lại những hoạt động nghệ thuật cho những đứa trẻ đang phải chữa bệnh ung thư. Chúng tôi làm các dự án nghệ thuật để giúp chúng bày tỏ nỗi sợ hãi, những vấn đề và hy vọng của mình. Trong vòng 2 năm, tôi đã đi khắp cả nước Ấn Độ, học về biểu diễn kịch ở Tây Bengal, tham dự lớp học nhiếp ảnh ở Himachal, làm tình nguyện viên cho các tổ chức phi chính phủ ở Gujarat và làm việc với cộng đồng Dalit ở Delhi".

Những điều cô mong muốn...

"Những kinh nghiệm sống đã cho tôi thấy rằng mình mong muốn trở thành một nhà liệu pháp nghệ thuật và dành cả cuộc đời để giúp đỡ mọi người tìm cách biểu lộ những gì mà họ khó có thể diễn đạt bằng lời".

Đây là những gì cô ấy muốn đạt được ...

"Tôi đã nộp đơn xin vào Đại học New York và nhận được một suất học bổng toàn phần! Đây quả là một minh chứng lớn nhất cho việc tôi có thể thực hiện giấc mơ của mình, được đặt chân vào đại học, nghiên cứu những gì mình yêu thích. Xóa bỏ đi những cơn ác mộng đeo bám tôi rằng một lúc nào đó có thể bị các nhân viên bảo an đuổi bắt và đưa tôi trở lại khu nhà làm phước mà tôi đã từng thoát đi. Cuối cùng tôi đã dừng lại việc chạy trốn suốt của mình. Tôi đã tìm thấy sự bình an và tĩnh tại và niềm hy vọng về một ngày mai tốt đẹp hơn... Hy vọng về một cơ hội thứ hai được sống một cuộc sống khác biệt như nó vốn là phải như vậy."

Theo Boldsky

Tin nổi bật